Chụp ảnh là cách để lưu trữ lại những kỉ niệm đẹp của bản thân, với bạn bè và gia đình. Và những nụ cười luôn được xuất hiện trong những bức ảnh, thế nhưng những bức ảnh ngày xưa luôn thiếu vắng những nụ cười. Tại sao các cụ ngày xưa lại không cười khi chụp ảnh? Liệu có phải cuộc sống của họ không được hạnh phúc như ta bây giờ chăng?
Tất cả những tấm hình được chụp cách đây rất lâu đều có một đặc điểm chung là người trong ảnh luôn giữ bộ mặt nghiêm nghị, hơi “cau có” và không bao giờ thấy họ cười.
Bạn đang xem: Vì sao người xưa không cười khi chụp ảnh?
Cha đẻ của thuyết Tiến hóa Darwin, là một người có tính cách hiền dịu, ấm áp, luôn vui vẻ cũng xuất hiện trong bức chân dung của mình bằng nét mặt có phần cứng nhắc và ủ dột.
Xem thêm : Vì sao san hô không di chuyển nhưng vẫn là động vật?
Nhưng sự thật khiến họ hiếm khi cười đó là…
Đầu tiên, khuôn mặt “không cảm xúc” của họ chẳng hề liên quan đến việc họ hạnh phúc ra sao
Đúng vậy, tất cả mọi người trong thế kỷ 19 đều thật sự hạnh phúc, ngay cả khi có ít bằng chứng về hình ảnh để chứng minh điều đó. Angus Trumble, giám đốc phòng trưng bày chân dung quốc gia nước Úc, chia sẻ: “Mọi người trong lịch sử đều cười và cư xử không khác gì chúng ta ngày nay, tuy nhiên, họ thực hiện những điều đó trong phạm vi riêng tư mà thôi”.
Trong nhiều thập kỷ, mọi người không hề cười khi chụp ảnh. Thời xưa, các bức ảnh được xem như là vấn đề công khai. Trumble giải thích những biểu hiện nghiêm túc của người xưa bằng cách chỉ ra các chuẩn mực văn hóa của thế kỷ 19.
Nhiếp ảnh gia thường hướng dẫn khách hàng nói “Prunes” chứ không phải “Cheese” như bây giờ.
Sự xuất hiện cùng một cách ảm đạm và buồn bã trong những bức ảnh cũ không phải là điều tình cờ. Trên thực tế, họ đều được hướng dẫn để xuất hiện theo cách đó. Thay vì yêu cầu khách hàng nói “cheese” như ngày nay để cười tươi, các nhiếp ảnh gia lại yêu cầu khách hàng nói “prunes” để giữ cho miệng của họ nhỏ lại. Điều này được lý giải là bởi một cái miệng nhỏ phù hợp với vẻ đẹp của nữ hoàng Victoria – tiêu chuẩn cho cái đẹp thời bấy giờ.
Họ không thể giữ nổi nụ cười trong một thời gian dài
Điều này là do, ở thời điểm bắt đầu của nhiếp ảnh, quá trình phơi sáng diễn ra khá dài. Do đó, các đối tượng trong khung hình buộc phải ngồi yên hoàn toàn trong một khoảng thời gian lên đến 15 phút. Vì vậy, thay vì cố gắng giữ nụ cười trong một thời gian dài, hầu hết mọi người đã chọn một biểu hiện nghiêm túc hơn.
Thời gian phơi sáng lâu cũng giúp giải thích lý do tại sao nhiều bức ảnh cũ trông khá mờ và không rõ nét. Một chuyển động trong quá trình phơi sáng cũng có thể dẫn đến sự mờ nhòe cho bức hình. Do đó, tốt nhất là không cười gì cả!
Hình ảnh nghiêm túc vì chúng đắt và hiếm
Xem thêm : Rét nàng Bân là gì? Vì sao gọi rét tháng 3 là rét nàng Bân
việc chụp ảnh trong thời đại trước còn rất hiếm, phải vào thời khắc cực kỳ quan trọng, người ta mới đi chụp ảnh, mà hầu như chỉ những gia đình trung lưu trở lên mới có thể chụp ảnh. Vì thế, người ta quan niệm chụp ảnh là một cách để lưu giữ lại khoảnh khắc giàu có và địa vị của mình.
Những bức ảnh chân dung cũng được coi là phương tiện lưu giữ lại vẻ đẹp, nét thanh xuân và họ tỏ ra nghiêm túc khi được chụp cũng giống như khi được vẽ tranh. Người xưa không nghĩ chụp ảnh chỉ “cho vui”, mà đó là cả một quá trình có khi cả đời mới có một lần, do đó cần sự trân trọng của chính người chụp. Ngoài ra, một phần cũng do ảnh hưởng từ hội họa mà những bức ảnh chân dung không bao giờ xuất hiện nụ cười. Người xưa cho rằng một nụ cười gượng gạo sẽ phá hỏng bức tranh đẹp, vì thế, thái độ “lạnh như băng” được nhiều người lựa chọn hơn là tươi cười.
Tuy thế, việc chụp ảnh không cười của người xưa dường như lại mang đến nhiều cảm xúc cho người xem hơn là những bức ảnh selfie cười toe toét của chúng ta hiện nay. Những bức ảnh xưa cũ mang đến nhiều giá trị nghệ thuật và sự ám ảnh đối với người xem. Sự thu hút này đến từ thần thái, ánh mắt, nét đẹp truyền thống… của nhân vật.
Người xưa quan niệm ảnh chụp có liên quan đến thời gian, sinh tử… Có lẽ chính vì thế mà những bức hình thời xưa luôn có chiều sâu và giá trị lưu giữ hơn hẳn so với phần lớn những hình chụp ngày nay.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Tự Nhiên