Như bạn đã biết, hàng năm nước ta phải đối mặt với không ít cơn bão và gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân tại các vùng có bão đổ bộ vào. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi, bão hình thành từ đâu và như thế nào không? Hôm nay, Giải Đáp Việt sẽ cùng bạn khám phá các kiến thức xoay quanh hiện tượng thiên nhiên này.
BÃO LÀ GÌ?
Bão là một loại hình thời tiết cực đoan được hình thành dựa trên sự nhiễu động mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển. Bão được hình thành từ một xoáy thuận nhiệt đới và được cấu trúc bởi khối không khí nóng ẩm kết hợp với dòng thăng rất mạnh quanh tâm bão. Sự hình thành bão giúp tạo ra hệ thống mây mưa, gió… kéo dài hàng trăm km từ tâm bão.
Bạn đang xem: Bão Nhiệt Đới Hình Thành Như Thế Nào? Nguyên Nhân Gây Ra Bão
Để một cơn bão được hình thành sẽ phải hội tụ đủ các nguyên tố cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay bão ngày càng nhiều và có cường độ ngày càng lớn. Nguyên nhân một phần đến từ việc biến đổi khí hậu, tạo ra các tác động tiêu cực cũng góp phần vào việc gia tăng số lượng và cường độ bão trong thời gian gần đây.
BÃO HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Như đã đề cập ở trên, để có thể hình thành bão cần hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để bão có thể hình thành và phát triển, các điều kiện đó bao gồm:
1 – Độ sâu mặt nước biển lớn hơn 50M và nhiệt độ nước từ 26 độ c trở lên
2 – Sự mất cân bằng trong một vùng khí quyển trong một khoảng thời gian đủ để hình thành bão
Xem thêm : LẠM PHÁT LÀ GÌ? CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KINH TẾ?
3 – Trong khí quyển ở tầng đối lưu có lượng độ ẩm cao
4 – Lực xoáy đủ lớn
5 – Lực quán tính và độ đứt gió được duy trì cố định ở trung tâm một vùng thấp
Ở những vùng biển có độ sâu lớn và nhiệt độ nước cao, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, hơi nước bay hơi mạnh tạo ra một luồng khí nóng ẩm bốc hơi lên tầng khí quyển. Lượng không khí nóng ẩm này bốc hơi và khi đạt một độ cao nhất định sẽ bị ngưng tụ thành nước. Dựa vào nguyên lý này, muối mà chúng ta sử dụng hàng ngày phần lớn đến từ việc phơi nước biển ở các ruộng muối cho nước bay hơi và còn lại muối.
Vùng không khí xung quanh chỗ nước ngưng tụ sẽ bị nóng lên do sự tỏa nhiệt của không khí nóng ẩm bốc lên từ mặt biển, vùng không khí nóng lên này này sẽ tạo ra một vùng có áp suất thấp do không khí có nhiệt độ cao sẽ dãn nở và làm giảm áp suất của nó.
Các vùng không khí có áp suất thấp hơn sẽ bắt đầu hút không khí từ những vùng có áp suất cao hơn do chênh lệnh áp suất. Vì vậy, vùng thấp này sẽ nhận được lượng lớn gió từ xung quanh và tạo tiền đề để hình thành bão.
Xem thêm : Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ có người yêu?
Khi không khí ở các vùng có áp suất cao hơn di chuyển về tâm vùng thấp sẽ tạo ra lực xoáy, khi lực xoáy đủ lớn, bão sẽ được hình thành. Sau khi bão được hình thành, không khí bay lên và định hình trên tầng đối lưu và tạo thành một vùng có áp suất cao, vùng đó chính là mắt bão.
Trong việc hình thành bão và lực xoáy, hiệu ứng Corilis đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bão được hình thành. Giải Đáp Việt sẽ có bài giải thích về vấn đề này vào bài tiếp theo, mời bạn đọc chú ý theo dõi nếu quan tâm về hiệu ứng này.
CON NGƯỜI CÓ THỂ “PHÁ” BÃO HAY KHÔNG?
Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra, nhiều nhà nghiên cứu đã từng tìm cách làm suy yếu bão hoặc thay đổi hướng di chuyển của nó. Và trên lý thuyết thì chúng ta hoàn toàn có thể làm cho bão suy yếu hoặc dừng hẳn, tuy nhiên, trở ngại lớn đó là lượng năng lượng cần để làm việc đó không hề nhỏ.
Thật vậy, lượng năng lượng mà một cơn bão trưởng thành ở cấp độ trung bình có thể giải phóng ra là từ 50 nghìn tỉ Watt đến 200 nghìn tỉ Watt, đây là một lượng năng lượng khổng lồ. Và để có tương quan so sánh, lượng năng lượng này lớn gấp từ 5 đến 20 lần toàn bộ số năng lượng mà thế giới sử dụng trong một năm.
Chính vì lý do này, để làm suy yếu một cơn bão, con người sẽ phải tìm ra cách gì đó để tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ và thật khó để tìm ra thứ gì có thể tỏa ra từng ấy năng lượng.
Một cách khác giúp con người hạn chế sức mạnh của bão cũng như số lượng của bão là hãy có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu sẽ khả thi hơn cách trên rất nhiều.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Tự Nhiên