Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 (Âm lịch) hàng năm. Lễ Vu Lan là truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Đây là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương. Vậy ngày lễ Vu Lan là gi? và Có ý nghĩa như thế nào .Hãy Cùng GIAIDAPVIET.COM tìm hiểu về ngày lễ Vu Lan nhé.
Lễ vu Lan Là Gì?
Lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu, đây là một ngày lễ chính của Phật Giáo và phong tục của người Việt Nam chúng ta. Ngày lễ cũng trùng với ngày xá tội vong nhân theo phong tục của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó ngày này cũng trùng với ngày Tết trung Nguyên của người Hàn.
Theo quyển “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.
Vào ngày lễ Vu Lan, tại các chùa và hội đoàn Việt Nam thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”.
Nghi thức cài áo bao gồm bông trắng và bông hồng. Người được cài bông hồng tức là người ấy còn Mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.
Nguồn Gốc Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Lễ Vu Lan ra đời dựa theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca). Với tấm lòng hiếu thảo, ngài đã cứu được mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Chuyện kể rằng:
Khi Đại Đức Mục Kiền Liên tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên đã dùng mắt phép tìm kiếm khắp nơi xem bà đã đi đâu, về đâu.
Không ngờ, kết quả nhìn thấy lại khiến Đại Đức Mục Kiền Liên vô cùng đau lòng. Ngài thấy mẹ đang bị đày thành ngạ quỷ, đi lang thang khắp nơi, cực khổ, đói khát bởi những việc ác trước đây mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến ra cơm đưa tới tận địa ngục cho mẹ nhưng tiếc thay những thức ăn ấy đều bị hóa thành lửa.
Không đành lòng nhìn mẹ chịu cực khổ, ngài bèn cầu cứu tới Phật Tổ, Phật liền dạy rằng, dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng không thể đủ sức để cứu mẹ đâu.
Cách duy nhất đó chính là nhờ sức mạnh của chư tăng mười phương. Và ngày rằm tháng 7 chính là ngày thích hợp nhất để thỉnh chư tăng, sắm sửa lễ vật cúng dường Tam Bảo nhằm cứu lấy phước cho mẹ. Phật cũng nói thêm, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này. Kể từ đó, lễ Vu Lan ra đời.
Ý nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu
Ý nghĩa thực sự của Lễ Vu Lan chính là báo hiếu. Ngày lễ này nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan báo hiếu cũng giúp mỗi người tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
Vu Lan báo hiếu là nghĩa cử cao đẹp, nét đẹp trong văn hóa tâm linh cần đặc biệt được giữ gìn và nối tiếp ở thời điểm hiện tại và muôn đời con cháu sau này. Rằm tháng 7 cũng trúng dịp xóa tội vong nhân hay còn gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh, lễ cúng các Cô Hồn, những vong linh không có nơi cư trú hay không có người thờ cúng lưu lạc nơi dương gian.
Việc báo hiếu cha mẹ không chỉ diễn ra duy nhất vào ngày này, mà nó cần cả một khoảng thời gian dài, cần cả một đời người để thể hiện. Lễ Vu Lan là dịp đặc biệt để dành riêng cho mỗi người bỏ hết những gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhưng xô bồ bon chen chỉ sống đúng nghĩa một người con, mà nghĩ về cha mẹ mình. Một ngày mà những người chúng ta quỳ dưới chân cha mẹ bỏ qua tất cả quyền cao chức trọng, nghèo hèn đói rách chỉ làm con bình thường của cha mẹ mình mà thôi.
Với những ai không còn cha mẹ nữa, lễ Vu Lan là dịp để chúng ta báo ân mong sự tha thứ vì những lỗi lầm, những điều vẫn chưa thể thực hiện được khi người còn sống. Trong Phật giáo luôn có quan niệm “Vòng luân hồi” kiếp này và kiếp sau, con cháu quỳ dưới chân Phật xin “xá tội vong nhân” và cầu mong kiếp sau sẽ đầu thai báo hiếu cha mẹ mình cho đúng nghĩa hiếu.
trên đây là bài viết Vu Lan Là Gì? và ý nghĩa của ngày Vu Lan Báo Hiếu . Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm về Vu Lan Là Gì? và Ý nghĩa của ngày Vu Lan Báo Hiếu . cảm ơn bạn đã đọc bài viết này