Đế quốc Mông Cổ đã nổi lên là một thế lực lớn trong thế kỷ 13 bằng hàng loạt các cuộc xâm chiếm và chinh phục suốt Trung và Tây Á, cho đến những năm 1240 đã chạm đến tận Đông Âu.
Các cuộc xâm lược của Mông Cổ đã được tiến hành trong suốt thế kỷ 13, kết quả là tạo ra một Đế quốc Mông Cổ vô cùng rộng lớn bao phủ phần lớn châu Á và Đông Âu. Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu dân vào giai đoạn đỉnh cao, đế chế Mông Cổ đã đánh bại các kẻ thù đông hơn, có nền văn hóa được coi là tiên tiến hơn để trở thành đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất trong lịch sử.
Bạn đang xem: Vì sao đế chế Mông Cổ ít người nhưng chiếm cả thế giới?
Từ những vùng đất hoang tàn, qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại. Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây hơn 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một đạo kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và có tầm nhìn thay đổi thế giới.
Ở thời điểm hùng mạnh nhất, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24 triệu km2, tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất và thống trị 100 triệu thần dân. Thành Cát Tư Hãn là “ông chủ” của đế quốc Mông Cổ thời kì hùng mạnh nhất thế giới. Hàng chục triệu người đã chết nơi vó ngựa của quân Thành Cát Tư Hãn đi qua.
Xem thêm : Núi Lửa Là Gì Và Hoạt Động Của Núi Lửa
Lịch sử đế chế Mông Cổ với cái tên Thiết Mộc Chân, vị thủ lĩnh nắm tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Dưới trướng Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ bắt đầu mở rộng lãnh thổ bằng cách thôn tính từng phần của lãnh thổ Trung Hoa.
Người Mông Cổ nổi tiếng với những chiến thuật chiến đấu hiệu quả. Binh lính được rèn luyện qua nhiều trận chiến từ quy mô nhỏ đến lớn. Thành tích chiến đấu của đội quân Mông Cổ trong thời kỳ đỉnh cao dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn được đánh giá cao hơn chiến tích của các chỉ huy nổi tiếng như Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca thời Cộng hòa La Mã.
Bước ngoặt lớn đến với đế chế Mông Cổ là khi các sứ giả của họ bị nhà cầm quyền của đế chế Khwarazmian (bao gồm Iran, Afghanistan, và Trung Á ngày nay) giết chết. Sự trả thù của Mông Cổ đã phá hủy hoàn toàn Trung Á, chấm dứt kỷ nguyên vàng của khu vực này.
Trong giai đoạn tiếp theo, người Mông Cổ đã chính phục được hầu hết Trung Đông, Đông Âu và Trung Hoa. Họ chỉ vấp phải một số thất bại được coi là nhỏ so với tầm vóc của toàn bộ đế chế, gồm các cuộc xâm lược không thành công ở Nhật Bản, Ai Cập và Đại Việt.
Lối đánh của người Mông Cổ có hai điểm nổi bật, đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn.
Xem thêm : Mưa Sao Băng Là Gì? Mưa Sao Băng Có Ý Nghĩa Như Thế Nào
Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này.
Người Mông Cổ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Họ chế tạo kiếm lưỡi cong giúp binh lính dễ dàng xử lý khi chiến đấu trên ngựa cũng như trên bộ. Bên cạnh kiếm thì chùy, búa, dao găm và đặc biệt là cung tên cũng được sử dụng rộng rãi.
Trong sử sách, khả năng sáng tạo và sử dụng tên bắn của người Mông Cổ đã được công nhận. Mông Cổ nổi tiếng với loại tên còi (một loại mũi tên rỗng tạo ra âm thanh như tiếng huýt), chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận mạc.
Dù vậy về lâu dài, người Mông Cổ tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý đế chế quá lớn của mình. Và họ cũng không có một nền văn hóa đủ mạnh để tránh việc bị hòa nhập vào các nền văn hóa bản địa.
Cuối cùng, đế chế Mông Cổ đã bị chia tách thành bốn vương quốc, rồi sau đó mỗi vương quốc này lại bị tan rã hoặc chia nhỏ hơn, rồi dần dần biến mất trong lịch sử.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Tự Nhiên