Có lẽ bạn không còn xa lạ gì câu nói “cách mạng công nghệ 4.0” đang được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Và nếu là một Marketer, chắc chắn cũng không xa lạ với cụm từ “Marketing 4.0”.
Tuy nhiên, để thực sự hiểu được ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng nắm rõ. Hôm nay, nằm trong chuỗi nội dung chia sẻ về Marketing, Giải Đáp Việt sẽ cùng bạn đi khám phá về khái niệm Marketing 4.0 nhé!
Bạn đang xem: Marketing 4.0 Bước Chuyển Mình Lên Thời Đại Số
Có rất nhiều người cho rằng, Marketing 4.0 là một thời kỳ hoàn toàn mới, tuy nhiên sự thật không phải như vậy, đây là bước phát triển nhưng có sự kế thừa chứ không hoàn toàn thay đổi như mọi người vẫn nghĩ. Bởi vậy, trước khi đi tìm hiểu về Marketing 4.0, chúng ta cùng điểm qua về các thời kỳ phát triển và chuyển mình của nó nhé!
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING
1 – Marketing 1.0
Với sự bùng nổ của cách mạng sản xuất công nghiệp, khi nhu cầu thị trường bắt đầu tăng cao, ngành công nghiệp sản xuất bắt đầu phát triển mạnh mẽ cũng là lúc Marketing được ra đời.
Ở thời kỳ này, hoạt động Marketing chủ yếu tập trung vào sản phẩm và nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến và phát triển sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như tạo ra được sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
[wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20221130010337if_/https://www.youtube.com/embed/6SN1NFuYNnY” width=”100%” height=”400″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Và trong giai đoạn này, mô hình 4P bao gồm: Product – Sản phẩm, Price – Giá, Place – Phân phối, Promotion – Quảng bá chính thức được ra đời.
2 – Marketing 2.0
Sang giai đoạn tiếp theo, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến Marketing khiến nó chuyển mình lên bước tiến tiếp theo. Ở giai đoạn này, các phương tiện truyền thông bắt đầu phát triển mạnh mẽ như TV, Radio và sau đó là Internet đã tác động không nhỏ đến việc thay đổi trọng tâm của Marketing.
Thật vậy, sang giai đoạn này, mức độ hoàn thiện của sản phẩm đã đạt tiệm cận trong thời kỳ đó. Cùng sự đa dạng các lựa chọn cũng như khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu trên diện rộng do có sự hỗ trợ của các công cụ truyền thông đã khiến Marketing phải thay đổi.
Ở thời kỳ này, trọng tâm của Marketing nằm ở khách hàng, làm sao để chạm được đến cảm xúc của họ, thu hút và gây dựng sự tin tưởng. Từ đây, khái niệm branding ra đời. Các hoạt động định vị thương hiệu bắt đầu được doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn song song với phát triển sản phẩm.
3 – Marketing 3.0
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tiếp tục kiến Marketing một lần nữa phải chuyển mình. Khi internet trở nên phổ biến hơn nữa, các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại, … vv dần trở nên dễ dàng tiếp cận và sở hữu đã là bước đệm để Marketing bước lên bậc thang cao hơn.
Ở giai đoạn này, sự canh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt, khả năng tiếp cận tới khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đây, họ cũng có đa dạng sự lựa chọn hơn và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định mua hàng.
Đến đây, các chiến dịch Marketing lại chuyển dịch trọng tâm về giá trị khách hàng, về những gì mà khách hàng nhận được từ thương hiệu, bao gồm cả giá trị cảm tính và giá trị lý tính. Các doanh nghiệp dần dần phải tìm cho mình những hướng đi riêng và tạo ra sự khác biệt với phần còn lại của thị trường để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
4 – Marketing 4.0
Qua 3 giai đoạn của sự phát triển trên, chúng ta có thể thấy, bất cứ sự chuyển mình nào cũng đều có các yếu tố tác động. Và khi cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của internet, các thiết bị cá nhân, cùng với đó là các nền tảng trực tuyến được nhiều người sử dụng, Marketing một lần nữa chuyển mình lên thời đại mới – thời đại của công nghệ số.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet of Things (vạn vật kết nối), Cloud (điện toán đám mây), Big Data, AI (trí tuệ nhân tạo) đã buộc Marketing phải chuyển mình để phù hợp với hành vi của khách hàng trong thời đại ngày nay.
Xem thêm : “Gã điên” Elon Musk- Vua Midas 2.0
Ở giai đoạn này, Marketing chuyển dần trọng tâm về tính kết nối và tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng và chính những khách hàng họ tương tác, kết nối qua lại với nhau.
Tuy nhiên, dù trọng tâm mỗi thời kỳ khác nhau nhưng bản chất của Marketing vẫn không thay đổi. Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này, mời bạn xem lại video thấu hiểu bản chất của Marketing được Giải Đáp Việt đăng tải trước đó. Đường link của video này bạn vui lòng xem ở phần bình luận.
Như đã đề cập ở trên, trọng tâm trong thời đại Marketing 4.0 chuyển dịch về sự kết nối. Vậy, nó thực sự là gì? Chúng ta hãy cùng đi đến phần tiếp theo ngay sau đây.
CÁC CẤP ĐỘ CỦA KẾT NỐI
1 – Kết nối vật lý
Kết nối vật lý là sự tiếp xúc và kết nối với khách hàng thông qua những phương tiện, phương thức truyền thông. Ở thời đại ngày nay, sự bùng nổ của internet và các nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu của mình thông qua những phương tiện này.
Trong thời đại 4.0 với sự giúp sức từ AI, Big Data, doanh nghiệp có thể kết nối một cách chính xác đến khách hàng mục tiêu của mình, nhận được báo cáo chính xác về cách mà khách hàng tương tác ngược trở lại với doanh nghiệp.
2 – Kết nối dựa trên cảm xúc, trải nghiệm
Ở cấp độ thứ 2 này, chúng ta nhắm đến cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng. Một chiến dịch Marketing thành công phải tạo ra được sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Ngoài ra, sự kết nối trải nghiệm cũng là yếu tố rất quan trọng, chúng ta cần tạo ra trải nghiệm tốt và xuyên xuốt cho khahcs hàng của mình. Khi làm tốt điều này, chúng ta cho khách hàng thấy mình hiểu và trân trọng họ như thế nào. Đây là yếu tố quyết định cho việc giữ chân được khách hàng cũng như gia tăng tỉ lệ ủng hộ thương hiệu (một khái niệm mà chúng ta sẽ khám phá trong phần sau của video)
3 – Kết nối giữa người với người:
Kết nối nhanh và bền vững nhất chính là giữa người với người. Thay vì xem khách hàng là chỉ là người mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của chúng ta, doanh nghiệp hãy xem họ như những người bạn.
Thay vì chúng ta quảng cáo đến với họ, doanh nghiệp hãy kể cho họ những câu chuyện về thương hiệu, về sản phẩm về những giá trị mà chúng ta muốn họ nhận được. STORYTELLING đang chứng minh vai trò then chốt của mình trong thời đại 4.0 ngày nay. Và để bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này, Giải Đáp Việt chắc chắn sẽ có video chia sẻ về điều này, các bạn hãy chú ý đón xem nhé!
Việc kết nối giữa người với người là chìa khóa giúp thương hiệu giữ vững được lượng khách hàng trung thành. Không những thế, nó còn giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường và khách hàng cũng như gia tăng tỉ lệ ủng hộ thương hiệu.
SỰ CHUYỂN DỊCH TỪ 4P SANG 4C
[wpcc-iframe loading=”lazy” src=”https://web.archive.org/web/20221130010337if_/https://www.youtube.com/embed/PAKHuJWqZmU” width=”100%” height=”400″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Trong phần 1 Giải Đáp Việt đã cùng bạn khám phá các bước chuyển mình của Marketing từ khi hình thành cho đến thời đại số ngày này. Và trong phần 2 này, chúng ta sẽ cùng khám phá về sự chuyển dịch từ mô hình Marketing 4P sang 4C.
Mô hình 4P ra đời trong thời kỳ đầu tiên của Marketing và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của công nghệ cũng như thay đổi mạnh mẽ của thị trường, mô hình này dần cho thấy những yếu điểm. Chính vì vậy, mô hình 4C đã ra đời nhằm phù hợp hơn với thời đại mới.
Marketing 4P bao gồm: Thứ nhất: Product – Sản phẩm, thứ 2: Price – Giá, thứ 3, Place – Phân phối, và cuối cùng là : Promotion – Quảng bá.
Trong khi đó, mô hình Marketing 4C lại bao gồm: đầu tiên là Co-creation – đồng sáng tạo, thứ 2 là Currency – tạm dịch là định giá, thứ 3 là Community – cộng đồng và cuối cùng là Conversation – thảo luận. Bạn hãy cùng Giải Đáp Việt khám phá từng nội dung ngay sau đây.
1 – Co-creation
Trong video về nội dung “quảng cáo cá nhân hóa là gì?” Giải Đáp Việt đã đề cập đến các khao khát của khách hàng và một trong số đó là khao khát được làm chủ. Trong công cuộc phát triển sản phẩm, khách hàng sẽ là nhân tố rất quan trọng trong việc đóng góp ý kiến, thể hiện mong muốn cũng như chia sẻ trải nghiệm của mình. Từ đó, bộ phận R&D của các doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của các cộng đồng đó để cải tiến sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sẽ có sự chọn lọc những thông tin thực sự hữu ích, nhờ đó họ tiết kiệm được nguồn lực nghiên cứu và phát triển của mình. Ngoài ra, điều này còn cho phép chúng ta tạo ra những sản phẩm đúng như những gì mà thị trường mong đợi và từ đó, gia tăng tỉ lệ mua hàng và ủng hộ thương hiệu.
2 – CURRENCY
Với chiến lược định giá sản phẩm trước đây, giá thường được đưa ra dựa trên cơ cấu chi phí và lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp và cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chiến lược định giá sản phẩm này dần cho thấy những yếu điểm.
Ví dụ: với mô hình taxi truyền thống, giá trên mỗi KM được niêm yết cố định. Tuy nhiên với Uber hay Grab, giá dịch vụ sẽ được đưa ra dựa trên cung và cầu trong thời điểm đó. Chẳng hạn giờ cao điểm, nhu cầu cao nhưng lượng tài xế có hạn, giá dịch vụ sẽ tăng lên và giảm trở lại khi cung cầu được cân bằng.
Xem thêm : Shopee Là Gì? Một Số Thông Tin Về Shopee
Việc định giá linh hoạt không chỉ áp dụng ở cung và cầu mà còn có tính cá nhân hóa. Ví dụ những khách hàng lâu năm, họ sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định mà khách hàng mới không có. Với ưu đãi này, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng tốt hơn cũng như tiết kiệm tiền bạc, công sức hơn. Để giữ chân được khách hàng cũ chúng ta mất ít chi phí hơn là tìm một khách hàng mới.
3 – COMMUNITY
Cộng đồng là yếu tố thứ 3 trong mô hình 4C và có liên quan mật thiết đến yếu tố đầu tiên chính là Co-creation và yếu tố thứ 4 là Conversation mà chúng ta sẽ đề cập phía sau.
Cộng đồng chính là nơi mà doanh nghiệp có thể lắng nghe được ý kiến phản hồi, trải nghiệm cũng như mong muốn của khách hàng. Dựa trên sự chọn lọc những ý kiến này, chúng ta có thể phát triển được những sản phẩm tốt và phù hợp với thị trường.
Không những vậy, cộng đồng còn đóng vai trò giữ được sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng và giữa những khách hàng với nhau. Điều này làm gia tăng tỉ lệ ủng hộ thương hiệu cũng như duy trì sức nóng của sản phẩm trên thị trường.
4 – CONVERSATION
Khi cộng đồng được xây dựng, các cuộc thảo luận sẽ là nguồn dinh dưỡng để nuôi sống nó. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng trực tuyến và thiết bị cá nhân, khách hàng rất dễ đàng để đưa ra những ý kiến, chia sẻ để cùng thảo luận về các vấn đề mà họ quan tâm hoặc mới khám phá ra.
Không chỉ giúp doanh nghiệp thu thập ý kiến và trải nghiệm của người dùng, các cuộc thảo luận còn trở thành một kênh truyền thông hiệu quả nhưng hòa toàn miễn phí. Khách hàng thảo luận với nhau, chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Những người xung quanh họ sẽ nghe được những câu chuyện đó, hoặc sẽ được giới thiệu sử dụng.
CHUYỂN MÌNH TỪ AIDA – 4A ĐẾN 5A
Trải qua nhiều năm phát triển, các mô hình để miêu tả hành trình của khách hàng cũng đã dần thay đổi theo. Nếu như trước đây, chúng ta biết đến với mô hình AIDA bao gồm: A là Attention (tạm dịch là chú ý), I là Interest (tạm dịch là quan tâm), D là Desire (tạm dịch là mong muốn) và cuối cùng A là Action (tạm dịch là hành động).
Sau đó, thị trường bắt đầu thay đổi mạnh mẽ, mô hình AIDA bắt đầu chuyển dịch thành 4A và nó bao gồm: đầu tiên là Awareness (tạm dịch là nhận biết), thứ hai là Attitude (tạm dịch là thái độ), tiếp theo là Action (tạm dịch là hành động) và cuối cùng là Action Again (tạm dịch là lặp lại hành động).
Tuy nhiên, đến ngày nay, trong thời đại 4.0, mô hình 4A dần cho thấy những yếu điểm trong việc miêu tả chính xác và đầy đủ hành trình của khách hàng. Chính vì vậy, mô hình 5A ra đời. Không chỉ thay đổi về các thành phần, mô hình 5A có nhiều mô hình đa dạng hơn cho phù hợp với nhiều ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng hơn là mô hình phễu truyền thống mà chúng ta vẫn thường thấy.
Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng đi khám phá chi tiết về mô hình 5A và những hình thái của nó trong từng ngành hàng khác nhau nhé!
MÔ HÌNH 5A
- AWARE – NHẬN BIẾT: là giai đoạn khách hàng có khá ít nhận thức về sản phẩm và bắt đầu tiếp nhận thông tin từ hoạt động truyền thông của thương hiệu bao gồm cả quảng bá và sự lan truyền.
- APPEAL – THU HÚT: ở bước tiếp theo khi đón nhận thông tin về sản phẩm. dịch vụ từ thương hiệu, người tiêu dùng có thể sẽ ấn tượng và bị thu hút bởi những thông điệp và có ảnh hưởng lớn tới khả năng thực hiện hành động sau này.
- ASK – TÌM HIỂU: Sau khi bị thu hút và có những ấn tượng nhất định với thương hiệu, ở giai đoạn này, khách hàng sẽ tìm hiểu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn nhằm hiểu rõ hơn cũng như cân nhắc việc thực hiện hành động. Như đã đề cập ở phần 1, trọng tâm của Marketing 4.0 dịch chuyển dần sang tính kết nối. và ở giai đoạn này, khách hàng có thể sẽ kết nối với những người tiêu dùng khác thông qua bạn bè hoặc cộng đồng để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ.
- ACTION – HÀNH ĐỘNG: là khi khách hàng quyết định thực hiện hành động mà cụ thể ở đây là mua hàng và sử dụng sản phẩm. Không những vậy, họ có thể chia sẻ nó đến với bạn bè hoặc trên các cộng đồng về trải nghiệm sử dụng của mình.
- ADVOCATE – ỦNG HỘ: sau khi trải nghiệm sản phẩm, người tiêu dùng có thể tiếp tục ủng hộ thương hiệu bằng việc mua hàng ở những lần tiếp theo hoặc giới thiệu nó với bạn bè cũng như khuyến khích người khác mua và sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó khi nhận được yêu cầu tư vấn.
CÁC HÌNH THÁI CỦA MÔ HÌNH 5A
1 – Mô hình tay nắm cửa – DOOR KNOB
Đây là mô hình chúng ta sẽ thường thấy trong các ngành hàng đóng gói và tiêu dùng nhanh. Ở ngành hàng này, thương hiệu sẽ phải tiêu rất nhiều kinh phí cho việc phủ và gia tăng nhận diện đến với khách hàng. Tuy nhiên, việc bị thu hút và tìm hiểu sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, tỉ lệ thực hiện hành động sẽ tăng vọt và cuối cùng là sự ủng hộ với thương hiệu cũng sẽ giảm đi.
Lấy ví dụ: sản phẩm mì ăn liền được quảng cáo nhận diện rất nhiều, tuy nhiên việc người tiêu dùng bị thu hút và tìm hiểu về sản phẩm lại rất thấp. Thay vào đó, khi có nhu cầu mua sản phẩm, họ chỉ nhớ là đã từng nghe thấy sản phẩm này và mua nó ngay lập tức. Tuy nhiên, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu sẽ không cao.
2 – Mô hình cá vàng – GOLDFISH
Đây là mô hình tiêu biểu trong các sản phẩm, dịch vụ B2B (tạm dịch là doanh nghiệp tới doanh nghiệp). Ở mô hình này, mức độ nhận diện cao, tuy nhiên bị thu hút thì thấp nhưng nhu cầu tìm hiểu lại cao hơn rất nhiều. Sang bước tiếp theo, tỉ lệ mua hàng lại không hề cao nhưng bù lại, sự ủng hộ thương hiệu lại vô cùng lớn.
3 – Mô hình phễu
Đây là mô hình thường thấy trong các ngành hàng như đồ gia dụng, nội thất và là mô hình truyền thống trước đây vẫn hay được áp dụng. Cụ thể, mức độ sẽ giảm dần từ nhận diện, thu hút, tìm hiểu, mua hàng và ủng hộ thương hiệu.
4 – Mô hình chiếc kèn
Đây là mô hình thường thấy trong các sản phẩm dịch vụ ở phân khúc cao cấp hơn. Đặc điểm của mô hình này cũng giống như mô hình phễu ở trên. Tuy nhiên, ở phần cuối, tỉ lệ ủng hộ thương hiệu thường là rất cao. Khách hàng có tỉ lệ trung thành cao và rất hay chia sẻ về thương hiệu, sản phẩm.
5 – Mô hình lý tưởng – mô hình nơ
Đây là mô hình mà doanh nghiệp, thương hiệu nào cũng muốn đạt được, tuy nhiên điều này không hề dễ nên Giải Đáp Việt gọi là lý tưởng.
Đặc điểm của mô hình này là tỉ lệ sẽ giảm dần từ nhận biết đến thu hút, tuy nhiên tỉ lệ mua hàng sẽ cao và tỉ lệ ủng hộ thương hiệu sẽ bằng hoặc gần bằng với nhận biết. Tức là, dù sử dụng hay chưa sử dụng sản phẩm thì khách hàng vẫn có ấn tượng tốt và ủng hộ nó.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Công Nghệ