Chào các bạn,
- Stt tâm trạng đêm, status cảm xúc một mình trong bóng tối
- Mì ăn liền DimDim – Sự kết hợp tuyệt vời của hương vị và tiện lợi
- 1 Phân bằng bao nhiêu cm, mm, m: Bảng quy đổi đơn vị “Phân”
- Làm thế nào để nổi ngửa được trên nước
- Dây Nhôm Uốn Cây Cảnh: Đặc Điểm, Ưu Điểm, Nguyên Tắc Sử Dụng và Địa Chỉ Bán Uy Tín
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức một bài hát xoan – bài “Bỏ bộ”, với hai phiên bản khác nhau, một phiên bản truyền thống và một phiên bản mới mẻ.
Bạn đang xem: Đọt Chuối Non
Trong phiên bản truyền thống, chỉ có một chiếc trống giữ nhịp. Nhưng trong phiên bản mới, nhạc sĩ Ngô Hồng Quang đã thêm sáo trúc, đàn tranh, đàn nhị và đàn tính. Đàn tính là nhạc cụ chính của người Thái và người Việt Nam. Ngoài ra, đàn tính cũng được sử dụng phổ biến ở người Tày, người Nùng và một số dân tộc miền núi Việt Nam. Người ta cũng có thể thấy đàn tính ở vài vùng thuộc Lào, Trung Quốc và Thái Lan.
Dưới đây, chúng ta sẽ được thưởng thức hai bài giới thiệu về hát xoan:
- Một bài viết do nơi sinh ra và bảo tồn hát xoan là Phú Thọ viết. Bài viết này chứa nhiều chi tiết thú vị và mới lạ, đặc biệt là những phần kể về nguồn gốc của hát xoan. Có đến năm giả thuyết về nguồn gốc hát xoan.
- Bài viết tiếng Anh do UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) giới thiệu, kèm theo clip minh họa cụ thể.
Cùng nhau thưởng thức nhé!
Xem thêm : Nghiên cứu chỉ ra người hay săm soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách
Phạm Thu Hương
Giới thiệu về Hát Xoan Phú Thọ
Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.
Nguồn gốc của Hát Xoan có nhiều cách giải thích bằng huyền thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước. Có chuyện kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở nơi này là quê Xoan Phù Đức – An Thái, thấy các trẻ chăn trâu hát múa. Vua Hùng rất ưa thích và dạy thêm nhiều điệu khúc, những điệu hát múa đó của Vua Hùng và các em chăn trâu được gọi là những điệu Xoan tiên.
Một truyền thuyết khác kể rằng vợ Vua Hùng đau bụng đã lâu mà vẫn không sinh nở. Một nàng hầu gái đề nghị đón nàng Quế Hoa, người múa đẹp và hát hay đến biểu diễn. Quế Hoa có dáng như tiên, giọng như suối, sắc như hoa… Vợ Vua Hùng nghe và thấy vui vẻ, sau đó sinh ra được 3 người con trai tuấn tú khác thường. Vua Hùng rất vui mừng và truyền cho các công chúa trong cung học những điệu múa hát của Quế Hoa. Kỷ niệm lúc đó vào mùa xuân, vua đặt tên các điệu múa hát đó là Hát Xuân.
Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp truyền lại. Nhiều người có chức sắc, các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ và tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng, các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì. Vì vậy, Hát Xoan bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Với những giá trị nổi bật toàn cầu, vào ngày 24/11/2011, tại Hội nghị của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Xem thêm : Phỏng bô xe máy cần làm gì để không bị sẹo?
Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Hát Xoan Phú Thọ đã chính thức ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp suốt 6 năm qua.
Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, 1.000 năm Bắc thuộc, thời đại phong kiến Việt Nam tự chủ, chế độ phong kiến suy tàn, thời Pháp thuộc đến chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hát Xoan vẫn tồn tại và hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt. Hát thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương; hát trước cửa đình và hát vào mùa xuân; hát lễ và hát đám. Nét đặc sắc hơn cả của Hát Xoan là khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉ là một chiếc trống da.
Hiện nay, Hát Xoan có mặt ở 18 xã thuộc hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó có 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập và hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái.
BBT
Bài viết được viết bởi Phạm Thu Hương
Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Khám Phá