Hướng dẫn canh tác kỹ thuật canh tác cây bưởi theo tiêu chuẩn VIETGAP

Hướng dẫn canh tác kỹ thuật canh tác cây bưởi theo tiêu chuẩn VIETGAP
Rate this post

Những năm gần đây, cây bưởi đã mang lại nguồn thu dồi dào cho hàng ngàn hộ nông dân trên cả nước. Với mục tiêu đưa cây bưởi thành cây trồng chủ lược và phát triển thành sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của Việt Nam, chúng tôi gửi tới bà con hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp tăng sản lượng và chất lượng.

Phân bố vùng trồng chính cây bưởi

Cây bưởi thuộc nhóm cây ăn quả có múi, tại Việt Nam được trồng chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh sản xuất bưởi phía bắc chủ yếu gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế. Các giống bưởi được duy trì vào cơ cấu rải vụ giống bưởi vào sản xuất.

  • Các dòng bưởi chín sớm gồm bưởi Da Xanh, bưởi Năm roi, bưởi Diễn sớm, bưởi đường Quế Dương, bưởi Phúc Trạch, bưởi Hồng Quang Tiến.v.v…; Thời gian thu hoạch từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm.
  • Các dòng bưởi chín trung gồm bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn trái chùm, bưởi đường La Tinh…; Thời gian thu hoạch từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm.
  • Dòng bưởi diễn trái dẹt có thời gian thu hoạch muộn nhất vào đúng dịp tết Nguyên Đán; Thời gian thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau.

Phân bố vùng trồng chính cây bưởi

Kỹ thuật canh tác cây bưởi theo tiêu chuẩn VIETGAP

Lựa chọn vùng sản xuất, đánh giá đất trồng bưởi theo VietGap

  • Yêu cầu về sinh thái:
  • Nhiệt độ: 12-39 độ, nhiệt độ thích hợp nhất là 23-29 độ. Cây bưởi có khả năng chịu lạnh tới 12 độC và nóng hơn 40 độC. Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12-20 độC, trong mùa hè từ 25 – 30 độC, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17-30 độC.
  • Ánh sáng: Cây bưởi không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ tương ứng lúc 8h và 16-17h ngày quang mây mùa hè. Chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
  • Nước: Bưởi là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì cây thuộc loại rễ nấm. Cần có biện pháp kỹ thuật giữ ẩm, tưới nước bổ sung trong thời kỳ khô hạn; thoát nước tốt trong thời gian mưa kéo dài và mưa cục bộ.
  • Gió: Gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây, đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây bưởi.
  • Vùng trồng:
  • Chọn khu vực sản xuất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm khói bụi. Khu vực sản xuất không bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại, chất thải.
  • Khu vực sản xuất VietGAP cần phân biệt hoặc có biện pháp cách ly và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các khu sản xuất không áp dụng VietGAP lân cận, đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh. Trường hợp xác định có mối nguy phải có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất.
  • Đất trồng: cây bưởi trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đất tốt cho trồng cây bưởi phải có tầng dày từ 1m trở lên, giàu mùn (hàm lượng mùn trong đất từ 2 – 2,5% trở lên), hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg… đạt từ trung bình khá trở lên. Độ chua (PH) tích hợp từ 5,5 – 6,5. Đặc biệt là phải thoát nước tốt; thành phần cơ giới gồm đất cát pha, đất phù sa ven sông hoặc thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm 65 – 70 %); độ dốc từ 3 – 8 độ.

Thiết kế vườn trồng

Thiết kế vườn trồng

  • Tạo sự đa dạng: Trong vườn cây bưởi, đa dạng có thể được tạo ra bằng cách trồng các giống bưởi khác nhau trong vườn, trồng cây che phủ riêng trong các khoảng trống và dưới tán cây, cũng như trồng hàng rào chắn gió và hoa dại nhằm tạo môi trường cho thiên địch xung quanh và trong vườn cây bưởi.
  • Trồng xen: Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu, cây dược liệu, cây cốt khí…
  • Mật độ, khoảng cách trồng: Thông thường khoảng cách trồng: 5m x 5m hoặc 5m x 6m (cây cách cây: hàng cách hàng), khoảng 330 cây đến 400 cây/ha.

  • Bờ bao và cống bọng: áp dụng cho các vùng đất thấp như ĐBSCL _ Tùy diện tích của vườn mà tính số lượng cống đầu mối đưa nước, nên đặt cống vào-ra riêng để nước lưu thông tốt.

  • Nắp cống có thể bố trí nắp treo đặt đầu miệng 1 nắp cống phía trong và 1 nắp cống phía ngoài bờ bao để khi thủy triều lên thì nắp cống tự mở cho nước vào vườn, khi thủy triều xuống thì nắp tự đóng giữ nước trong vườn

Giống trồng

Giống trồng

Một số quy định trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

  • Lựa chọn giống trồng và gốc ghép
  • Các giống cây bưởi, gốc ghép, mắt ghép cần được lựa chọn từ những vườn ươm, cây mẹ được nhân giống và trồng đảm bảo sạch bệnh.
  • Nếu cây giống được sản xuất tại trang trại thì người sản xuất cần lưu ý sử dụng hoá chất an toàn đề cập ở phần “Hoá chất” trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
  • Nếu cây giống được mua từ bên ngoài cần lựa chọn những cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, vườn ươm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng; cây giống có nguồn gốc rõ ràng; không sử dụng giống không rõ nguồn gốc.
  • Cây giống sử dụng là giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
  • Ghi chép thông tin về giống bưởi và gốc ghép:

Nếu nguồn gốc sản xuất tại chỗ, cần ghi chép lại các thông tin liên quan đến hóa chất sử dụng, lý do sử dụng để đối chiếu trong quá trình sản xuất và đây cũng là yêu cầu bắt buộc của VietGAP. Trong trường hợp mua ngoài, cần ghi chép thông tin liên quan đến người cung cấp, đặc điểm của giống và lưu giữ tại trang trại phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc nếu ô nhiễm virus hoặc bất cứ sai sót nào (VD: không đúng giống) được phát hiện.

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

  • Chuẩn bị đất:

Đất trồng mới cây bưởi cần được giải phóng trước từ 4 – 6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 nên trồng 2 – 3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất, trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

  • Thời vụ trồng:
  • Miền Bắc Việt Nam: mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10). Trong điều kiện chủ động được nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.
  • Miền Nam: đầu mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 9).
  • Đào hố và bón lót: chuẩn bị trước khi trồng khoảng 1 tháng.
  • Kích thước hố: nguyên tắc đất xấu phải đào rộng và sâu, đất tốt đào hố nhỏ và nông hơn. Thông thường hố trồng cây bưởi đào hố 60cm x 60cm x 60cm. Khi đào hố xong dùng đất đào lên với đất phá thành lấp xuống 4/5 hố, phần đất còn lại trộn đều với phân chuồng + vôi + lân lấp trên mặt hố cao hơn mặt đất vườn 15 – 20 cm.

  • Lượng phân bón lót (tính cho 1 hố)

  • Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 50 – 60kg
  • Phân lân Supe: 1 – 2kg
  • Vôi bột: 1kg
  • NPK tổng hợp bón lót: 0,2 – 0,3kg
    Lưu ý: Nếu không có phân chuồng hoai mục thì có thể sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng bón 0,5 – 1kg/hố/cây.

Chăm sóc sau trồng

Chăm sóc sau trồng

  • Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết khô nắng mà có thể tưới bổ xung chống hạn cho cây.
  • Làm cỏ và quản lý cỏ dại:
  • Cây còn nhỏ chưa giao tán: làm sạch cỏ gốc thường xuyên, làm cỏ gốc theo hình chiếu của tán cây, phần cỏ còn lại trong vườn cần được giữ lại với mục đích giữ ẩm cho vườn, chống xói mòn, rửa trôi…
  • Áp dụng biện pháp cắt cỏ trong vườn, không sử dụng thuốc trừ cỏ trong vườn cây bưởi (bộ rễ cây bưởi rất mẫn cảm với các loại thuốc trừ cỏ).
  • Cây trồng xen: Trồng xen xen cây họ đậu (lạc, đậu tương, đậu đen, đậu xanh…), các loại cây dược liệu, cây rau thơm…dưới tán cây bưởi trong những năm đầu cây chưa giao tán.

Quản lý dinh dưỡng, kỹ thuật bón phân và hóa chất bổ sung

  • Những chất dinh dưỡng chính cây bưởi cần và những triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây bưởi:
  • Thiếu đạm (N): Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, ít hoa và quả, năng suất thấp.
  • Thiếu lân (P): Lá già có màu đỏ đồng, rụng sớm. Bộ rễ không phát triển.
  • Thiếu kali (K): Lá già có màu xanh đậm hơn bình thường, rìa các lá lá này bị cháy.
  • Thiếu Canxi (Ca): Quả bị nứt, có thể chết chồi nếu bị thiếu nặng
  • Thiếu Magiê (Mg): Lá bị mất màu, phần thịt lá có những vết hoại tử màu vàng nâu, lá rụng sớm. Cây tăng trưởng kém.

Quản lý dinh dưỡng

Quản lý nước tưới và kỹ thuật tưới

  • Tưới nước cho cây bưởi theo VietGAP thời kỳ Kiến thiết cơ bản (Cây chưa có quả)
  • Thời điểm này cần tưới nước bổ sung để cho độ ẩm của đất đạt từ 60 – 70% là tốt nhất. Vào mùa mưa, tránh để vườn bị đọng nước quá 2 ngày sẽ làm tổn thương và thối rễ tơ.
  • Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với hệ thống trâm phân tự động trong vườn cây bưởi để giữ độ ẩm và quản lý dinh dưỡng trong vườn bưởi tốt hơn.
  • Tưới nước cho cây bưởi theo VietGAP thời kỳ Kinh doanh (Cây mang quả)
  • Độ ẩm của đất đạt từ 60 – 70% là tốt nhất và thoát nước kịp thời khi trong vườn đọng nước. (chú ý tưới nước trong thời kỳ mùa khô, phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả non…; tiêu thoát nước trong giai đoạn mùa mưa).
  • Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với hệ thống trâm phân tự động trong vườn cây b