Có thể với nhiều loại Vaxcine, việc khi tiêm đủ số mũi tiêm theo quy định, thì thường chúng ta không cần phải tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, với Vaxcine cúm thì lại không hoàn toàn như vậy. Theo khuyến cáo, chúng ta vẫn nên đi tiêm Vaxcine Cúm định kỳ hàng năm. Vậy vì sao lại có sự khác biệt này? Tại sao lại nên tiêm phòng cúm hàng năm? Hãy cùng Giải Đáp Việt đi tìm câu trả lời nhé!
Tại sao nên tiêm Vaxcine Cúm hàng năm?
Tuy là có một tên bệnh là Cúm, nhưng nó lại được gây ra từ nhiều Virus khác nhau. Những loại Virus này có khả năng lây nhiễm cao, và đặc biệt là biến đổi liên tục. Chính vì yếu tố này mà chúng ta thường không đạt được miễn dịch tự nhiên với Cúm, vì mỗi lần cơ thể chúng ta lại phải nhận diện lại từ đầu với chúng.
Và đây cũng là nguyên nhân chúng ta nên tiêm Vaxcine cúm hàng năm nếu có điều kiện, do Vaxcine cúm mỗi năm sẽ sản xuất dựa trên biến thể Virus Cúm đang lưu hành trên thế giới để có khả năng phòng ngừa tốt nhất.
Nguyên nhân thứ 2 là khi tiêm Vaxcine Cúm, kháng thể do cơ thể tạo ra có thể bảo vệ cho chúng ta trong thời gian là dưới 1 năm. Chính vì vậy, việc tiêm nhắc lại hàng năm để bổ sung kháng thể cần thiết giúp cơ thể chống lại Virus.
Vaxcine cúm có tác dụng trong bao lâu?
Khi tiêm vắc-xin cúm sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể để chống lại virus cúm và thông thường vắc-xin sẽ phát huy tác dụng trong thời gian là dưới 1 năm. Mặt khác, virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên, các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm với những thành phần vắc-xin ngừa cúm được điều chỉnh phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới.
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm và rất dễ bùng phát thành dịch và có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai và có khả năng làm người mắc bệnh dẫn đến tử vong. Vì vậy, tiêm chủng ngừa cúm hàng năm là khuyến nghị của các bác sĩ dành cho sức khoẻ của bạn.
Nên tiêm Vaxcine cúm vào thời điểm nào?
Dù có tên gọi là cúm mùa, nhưng dịch cúm thương xuất hiện quanh năm và đạt đỉnh ở một số thời điểm, đặc biệt là các tháng giao mùa như tháng 3 tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả tốt, chúng ta nên tiêm sớm và cách các đợt đỉnh dịch từ 2 tuần trở lên để cơ thể kịp thời sản sinh kháng thể.
Đối với phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi có thai. Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ. Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ biến chứng cao do cúm gây ra và vắc-xin cúm là vắc-xin bất hoạt nên có thể tiêm khi mang thai.
Bệnh cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi) dễ bị virus cúm tấn công nhất. Những đối tượng này nếu mắc cúm thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn. Đối với trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus cúm nên tiêm vắc-xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Đối tượng nào nên tiêm phòng cúm mùa?
Trên thực tế, những ai có điều kiện thì đều nên tiêm Vaxcine cúm mùa hàng năm, điều này giúp chúng ta hạn chế tỉ lệ nhiễm bệnh, vì bệnh Cúm nhiều khi cũng có những biến chứng nguy hiểm, việc tiêm phòng giúp chúng ta hạn chế tối đa việc này.
Tuy nhiên, những nhóm người sau thì cần đặc biệt chú ý để tiêm phòng cúm hàng năm:
- Tất cả trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi.
- Những người 50 tuổi trở lên.
- Những người làm giúp việc gia đình.
- Những người mắc các bệnh tim hay phổi mãn tính như hen suyễn hoặc bất kỳ bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ cao chẳng hạn như nhân viên y tế…
Những ai không nên tiêm phòng cúm?
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, bạn không nên tiêm phòng cúm nếu:
- Đã từng bị dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó.
- Dị ứng với trứng.
- Từng bị hội chứng Guillain-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.
Tác dụng phụ của vắc-xin phòng cúm?
Một số người có biểu hiện giống như cảm lạnh: hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi, viêm họng, ho và đau nhức mình mẩy 1-2 ngày sau khi tiêm phòng. Trong một số trường hợp có thể sốt nhẹ.
Điều quan trọng là nghĩ tới những lợi ích từ vắc-xin phòng cúm, từ đó sẽ thấy những tác dụng phụ này là có thể chấp nhận.