Giới khoa học nghiên cứu Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá

Giới khoa học nghiên cứu Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá
Rate this post

gioi-khoa-hoc-nghien-cuu-chua-jesus-bi-dong-dinh-tren-thanh-gia

Chúa Jesus chịu khổ hình trên cây thánh giá. Một hình ảnh quen thuộc trong Cơ Đốc giáo, khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, đây là một hình phạt thời La Mã. Trên một giá chữ thập lớn, nạn nhân cuối cùng sẽ chết do ngạt thở hoặc kiệt sức. Một quá trình kéo dài và cực kỳ đau đớn.

Hình phạt đóng đinh được sử dụng để làm nhục công khai nô lệ hoặc tội nhân mà không giết họ, dành cho những cá nhân có địa vị thấp hoặc phạm tội chống lại giới cầm quyền. Chúa Jesus phải chịu phạt đóng đinh vì ông thách thức quyền lực tối cao của đế chế La Mã khi trở thành vua người Do Thái.

Theo giảng viên khoa Nghiên cứu Tôn giáo và Kinh Thánh tại Đại học Sheffield, Anh, Meredith J C Warren, việc đóng đinh có thể tiến hành theo một số cách. Truyền thống Cơ Đốc giáo cho biết, tứ chi được đóng vào giá chữ thập bằng gỗ, tuy nhiên, chưa rõ phần đóng đinh là bàn tay hay cổ tay. Người La Mã không thường xuyên đóng đinh nạn nhân, thay vào đó, họ thường trói nạn nhân bằng dây thừng. Bằng chứng khảo cổ duy nhất chỉ ra hình phạt đóng đinh nạn nhân là một đoạn xương mắt cá chân từ ngôi mộ của người đàn ông Jehohanan, bị hành quyết vào thế kỷ 1.

gioi-khoa-hoc-nghien-cuu-chua-jesus-bi-dong-dinh-tren-thanh-gia-1

Tuy sách phúc âm Thánh Thomas không tường thuật khổ hình của Chúa Jesus mà tập trung vào quá trình truyền đạo của ông, nhưng 4 cuốn sách phúc âm chuẩn mực khác về Thánh Matthew, Mark, Luke, và John đều đề cập tới cái chết của Chúa Jesus sau khi chịu phạt đóng đinh.

Trong kinh Tân Ước không có cuốn sách phúc âm nào đề cập cụ thể Chúa Jesus bị đóng đinh hay bị trói. Tuy nhiên, sách phúc âm thánh John nói về những vết thương trên cánh tay bị treo lên của Chúa Jesus, dẫn tới niềm tin phổ biến rằng cả bàn tay và bàn chân ông đều bị đóng đinh.

Sách phúc âm thánh Peter, một cuốn sách từ thế kỷ 1 hoặc 2 không nằm trong kinh Tân Ước, đặc biệt mô tả trong đoạn 21 về những chiếc đinh được lấy ra khỏi tay Chúa Jesus sau khi người chết.

Tuy nhiên, trên viên đá Constanza tìm thấy ở khu vực Cộng hòa Dominica có niên đại từ thế kỷ 4, bàn tay của Chúa Jesus dường như không bị đóng đinh vào cây thánh giá với tư thế buông thõng tự nhiên, giống với bị trói ở cổ tay.

Đó là những bí mật xoay quanh việc Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá.

Phương Hoa

Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt