CÁC LOÀI RẮN NƯỚC TẠI VIỆT NAM – RẮN NƯỚC CÓ ĐỘC VÀ KHÔNG ĐỘC

CÁC LOÀI RẮN NƯỚC TẠI VIỆT NAM - RẮN NƯỚC CÓ ĐỘC VÀ KHÔNG ĐỘC
Rate this post

Rắn nước – Những chú rắn mà chúng ta không nên coi thường

Rắn nước tiếng Anh gọi là coluber, water snake hoặc grass snake. Với môi trường như ở Việt Nam, các chủng loại rắn nước là vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, rắn nước nào có độc và không có độc rất có thể bị nhầm lẫn nếu không nắm được đặc điểm nhận dạng của chúng. Dưới đây là tên một số loài rắn nước chúng ta thường gặp cần được lưu ý.

Các loài rắn nước có độc và rắn nước không có độc tại Việt Nam

Rắn nước rào cây

Đặc điểm của rắn nước: rắn ráo. Rắn ráo có cắn không, cắn có sao không?

Rắn rào cây hay còn gọi là rắn ráo, trong khoa học gọi chúng là Boiga dendrophila. Đây là loài có kích thước khá lớn trong họ nhà rắn nước, con trưởng thành có thể đạt đến 2.5m. Độc của loài rắn này rất nhẹ. Khi bị loại rắn nước này cắn trúng, nọc độc chúng tiết ra không làm chết người. 4,85mg nọc độc có thể giết được con mồi khoảng 1kg đổ lại.

  • Đặc điểm nhận dạng rắn nước rào cây: Thân có nhiều sọc nhỏ màu vàng xen kẽ với màu đen
  • Đỉnh đầu màu đen, bên dưới màu vàng sáng
  • Nơi sống: rắn ráo thường sống ở những nơi có cây cối như trong rừng, bụi cỏ ven đường, ven nương rẫy và có thể bò vào cả nhà dân.
  • Thời gian săn mồi của rắn ráo thường vào ban ngày.

Rắn nước bụng vàng

Đặc điểm của rắn nước bụng vàng. Rắn nước bụng vàng có độc không

Rắn nước bụng vàng (rắn bồng chì) với chiều dài khoảng 56-60cm, loài này nọc độc không nguy hiểm và không chủ động cắn người.

  • Đặc điểm nhận dạng rắn bồng chì: thân ngắn tầm 56-60cm, nhưng tổng thể nhìn khá mập, tròn người. Mắt tròn nhỏ, hình bầu đứng. Lưng màu đen hoặc màu oliu trơn láng, bụng mày vàng nhạt chạy khắp thân
  • Nơi sống: loài rắn nước này thường xuất hiện ở các ruộng lúa, bìa rừng, ao hồ hoặc suối nhỏ quanh khu dân cư.

Rắn nước hoa

Rắn bù lịch, rắn nước hoa thường sống ở đâu, bị rắn bù lịch cắn có sao không?

Rắn bù lịch, hay còn gọi là rắn ri cá, có chiều dài tầm 50-70 cm.

  • Đặc điểm nhận dạng rắn nước hoa: lưng màu ô liu, đốm đen nhạt đan xen nhau trên sống lưng và bên cạnh hông. Đầu dẹt, gần như không phân biệt được giữa đầu và cổ. Phần bụng và phía ngoài bụng có 3 hoặc 4 hàng vảy mau vàng, trắng hoặc hồng. Loài này không có độc.
  • Nơi sống: rắn bù lịch chỉ yếu cư trú tại nước ngọt như kênh rạch, đất bị ngập nước, đầm lầy,… nơi có nhiều ếch, nhái, cá là thức ăn chính của rắn.
  • Thời gian săn mồi của chúng cũng chủ yếu vào ban ngày.

Rắn nước bông súng

Đặc điểm của rắn bông súng, rắn bông súng có cắn không? Rắn bông súng có kích thước như thế nào?

Đây là loài rắn nước rất hiền, rắn không có độc, chúng xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây và được người dân bắt để chế biến thành món ăn đặc sản.

  • Đặc điểm nhận biết rắn bông súng: bụng rắn mày vàng hoặc trắng xám. Lưng màu xám vàng đậm dần từ lưng xuống bụng, con trưởng thành có thể dài đến 1m
  • Nơi sống: rắn bông súng thường sống ở những nơi đầm lầy, ao hồ, hay đầm hoa súng, chúng hay bò lên lá của hoa súng để nằm.

Rắn lải nước

Các loài rắn lãi, rắn nước không có độc tại Việt Nam, đặc điểm của chúng

Đây là loài có nhiều biến thể về màu sắc hình dạng khó phân biệt nhất trong các loài rắn không có độc tại Việt Nam. Vết cắn của chúng chỉ gây chảy máu, nhiễm trùng nhẹ.

  • Đặc điểm chung của rắn lải nước: chúng có dạng thon, rất dài nhìn như con lãi nên mới có tên gọi như vậy. Căn cứ vào màu sắc trên lưng và bụng, rắn lãi được chia thành các loại chính là:

    • Rắn lải xanh: loài này nổi bật với lưng màu xanh đậm, có vảy màu đen đan thành hình như tấm lưới trùm lên hòa vào nền xanh trên lưng rắn

    Rắn lải xanh là con gì? Rắn lải xanh có độc không?

    • Rắn lải đen bụng trắng: lưng rắn có màu tím ánh xanh, bụng màu trắng đục

    Rắn lải đen bụng trắng có cắn không? Rắn lải đen có độc không?

    • Rắn lải hoa: đây là loài dễ bị nhầm lẫn với rắn hổ mang hoặc rắn cạp nong vì hao văn cầu kì trên thân. Chúng có lưng màu tím kết hợp với các chấm trắng hình vuông.

    Rắn lải hoa có hình dáng gì? Bị rắn nước cắn có sao không?

  • Nơi sống: loài này thường sống chủ yếu trên các bụi cây hay bãi cỏ, chúng có thể trèo cây.

Rắn nước 2 đầu

Rắn trun nước có độc không? Rắn trun nước có cắn không?

Rắn trun là tên gọi khác của rắn nước 2 đầu. Rắn nước này hoàn toàn không có độc.

  • Đặc điểm nhận dạng rắn trun: thân chúng tròn lẵn, mập từ đầu đến chân, với nhiều màu sắc khác nhau. Nổi bật là các rắn chun đen, rắn chun sọc trắng đen, rắn chun khoang đen đỏ,…

  • Nơi sống: các họ rắn chun đa phần sống ở những nơi sình lầy, ao hồ, sông suối để săn các loài côn trùng nhỏ và giun dế.

Rắn nước hổ mèo

Rắn nước hổ mèo có cắn không? Rắn nước có độc không

Rắn hổ mèo hay gọi là rắn rào khoang vàng thuộc nhóm rắn nước có độc tại Việt Nam. Kích thước dài tầm 1.5 – 1.8m

  • Đặc điểm nhận biết rắn hổ mèo: loài rắn nước này nổi bật với màu đen tuyền và sọc ngang màu vàng chạy dọc sóng lưng.

  • Phần dưới bụng có màu đen xanh lốm đốm vàng

  • Rắn hổ mèo thường săn mồi vào ban đêm với đôi mắt sáng rõ và bản tính hung hãng, hiếu chiến được hiện rõ. Độc tố 1 vết cắn của rắn nước này có thể giết chết một người lớn bên nếu chẳng may bị cắn thì cần sơ cứu và mang đến cơ sở y tế gần nhất. Nọc độc của rắn hổ mèo sẽ làm cho vết cắn bị hoại tử, nạn nhân bị co giật, ngạt thở và tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Rắn cỏ

Rắn học trò và rắn nước? Rắn cỏ học trò có cắn không, đặc điểm rắn học trò

Rắn cỏ, rắn hoa cỏ, rắn học trò đều dùng để chỉ một loài rắn nước có độc phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, tuyến nọc độc của chúng nằm ở sau răng trước khác với các loài rắn cạp nong, rắn hổ mèo.

Rắn này đọc loài rắn này rất mạnh, người bị cắn trúng có thể bị máu khó đông, khó thở, ảnh hưởng đến thận và thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Đặc điểm nhận dạng rắn cỏ: Tuy có nhiều màu sắc khác nhau nhưng đặc trưng của loài rắn này là có 1 vệt màu đỏ, trắng hoặc vàng ngay phía dưới tai

    • Rắn hoa cỏ vàng: lưng có màu vàng nhạt, cổ có khoang đỏ nhạt. Dài tầm 80-100cm

    Rắn học trò vàng và rắn học trò đỏ, điểm khác biệt là gì

    • Rắn hoa cỏ xanh hay còn gọi là rắn lục nước: thân màu xanh rêu đan xen vệt đen ngắn. Rắn lục thân nhỏ chỉ dài tầm 50-60cm

    Rắn hoa cỏ xanh và rắn lục nước, rắn nước có cắn không

    • Rắn hoa cỏ đỏ: kích thước bằng rắn lục nước, toàn thân có màu đỏ tía xen các đốm vàng sáng hình dấu X xếp xen kẽ tạo thành hoa văn hình thoi trên thân rắn.

    Đặc điểm nhận biết rắn hoa cỏ màu đỏ

    • Rắn hoa cỏ trắng: loài này đặc trưng với bụng có các hình tam giác màu trằn chạy dọc theo hết thân. Lưng có màu nâu đỏ nhạt với các sọc đen chạy đến hết đuôi.

    Đặc điểm nhận biết rắn hoa cỏ trắng, rắn nước cắn có sao không

  • Nơi sống: Rắn hoa cỏ thường xuất hiện chủ yếu ở đồng ruộng, đầm lầy ao hồ, bụi rậm,…

  • Thời gian săn mồi chủ yếu là ban ngày và chập choạng tối

Như đã nói trên, có thể thấy đa phần các loài rắn nước khá lành tính, không hiếu chiến và nọc độc của chúng không quá nguy hiểm với con người, trừ các loài rắn học trò và rắn nước hổ mèo. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta coi thường vết cắn của rắn nước, tốt nhất vẫn là nên sơ cứu khi bị rắn cắn theo đúng quy trình và đến cơ sở gần nhất để thăm khám.

sơ cứu khi bị rắn nước cắn. Bị rắn cắn nên làm gì

=> TÌM HIỂU THÊM về: Các loài rắn độc khác và cách phòng tránh bị rắn cắn

Rắn nước bụng trắng lưng đen có cắn không

(Rắn nước bụng trắng lưng đen thuộc nhóm rắn nước ít độc hoặc không có độc)

Rắn nước màu nâu đồng nhạt có cắn không

(Rắn nước có màu đồng)

Rắn nước ri voi có kích thước lớn trong nhóm rắn nước

(Rắn nước ri voi có kích thước thuộc nhóm to lớn trong họ rắn nước, thường được nuôi để lấy thịt, rắn không có độc)

Rắn nước màu nâu có độc không

(Rắn nước màu nâu thuộc họ rắn bồng không có độc)

Mong rằng bài viết dưới đây có thể giúp bạn phần nào phân biệt được đâu là Rắn nước có độc? Rắn nước không có độc tại Việt Nam? Và nếu bạn đang cần tham khảo thêm về DỊCH VỤ KIỂM SOÁT RẮN – BẪY RẮN – XỊT THUỐC RẮN có thể liên hệ Dịch vụ Kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp của CESCO ngay bên dưới nhé.

cesco - dịch vụ kiểm soát côn trùng, phòng trừ rắn chuyên nghiệp

Tìm hiểu thêm Về chúng tôi