Quá trình phát triển của ngành dệt may

thumbnail_giaidapviet
Rate this post

Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Sợi lanh (flax) được cho là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người, sau đó là sợi len và sợi bông. Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế của từng vùng. Các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len, vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và tơ tằm tại Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã là nước sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đường Tơ Lụa (Silk Route) không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo và cả các cuộc viễn chinh binh biến.

Mặc dù kỹ thuật may dệt ngày càng tinh vi và trở thành nghệ thuật, nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên. Vải vóc vẫn là sản phẩm quý, chỉ dành cho giai cấp quý tộc, thượng lưu. Đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá, ngành dệt mới thật sự phát triển.

Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên và nhiều nhà khoa học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ. Năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh cách chế tạo tơ nhân tạo. Ông đã thành công vượt xa dự kiến, từ đó kỹ nghệ sợi hoá học phát triển mạnh mẽ. Sợi hoá học cùng các sợi tự nhiên như bông, len đã trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.

Ngành dệt may không chỉ sản xuất quần áo và vải vóc, mà còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành nghề khác nhau. Các sợi tự nhiên và sợi hoá học được sử dụng trong lều, buồm, lưới cá, cần câu, dây nhợ, dây thừng, dây chão, các linh kiện trong ô tô, máy bay, tàu thủy và cả ngành y tế như chỉ khâu và bông băng.

Ngành dệt may đã đi liền với sự phát triển của các nước công nghiệp và trở thành một trong những ngành quan trọng nhất. Các nước công nghiệp vẫn đang bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh của các nước nghèo, và đây cũng là một trong những mối tranh chấp căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa các nước giàu và nghèo.

Xem thêm tại Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt để cập nhật thông tin mới nhất về ngành dệt may và các ngành nghề liên quan!