Hiện nay các vấn đề răng lợi như ê buốt chân răng, sâu răng viêm chân răng là một vấn đề phổ biến đối với mọi lứa tuổi, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sức khỏe của mỗi chúng ta, để giảm thiểu tối đa vấn đề này sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng.
10 nguyên nhân gây ra bệnh ê buốt răng
Để tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân gây ra ê buốt răng. Sau đây Giải Đáp Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt cho răng.
1 Ê buốt răng do chăm sóc răng miệng sai cách
Đánh răng quá nhiều, chải răng sai cách, sử dụng quá nhiều nước súc miệng hay sử dụng các chất tẩy làm trắng răng đều là những nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt rất khó kiểm soát. Các chất có tính tẩy cao như nước súc miệng, kem đánh răng… đều phá hủy men răng nếu sử dụng quá liều dẫn đến răng bị ê buốt thường xuyên.
2 Bệnh lí răng miệng như viêm nướu, tụt lợi…
Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng và được bảo vệ bởi các mô lợi. Nếu bị bệnh viêm nướu, nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.
3 Nghiến răng
Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng, do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.
Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.
4 Sâu răng, gãy răng, sứt mẻ răng
Sâu răng hay sứt mẻ răng sẽ khiến lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích bởi các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hay thậm chí không khí lọt qua lỗ sâu.
Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.
5 Mảng bám, cao răng, vôi răng viêm nướu
Đối với những bệnh nhân bị mắc các bệnh răng miệng như, viêm nha chu thì trong thao tác lấy cao răng chắc chắn sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng và ê buốt, cảm giác này có thể kéo dài một vài tiếng sau khi lấy cao răng.
Cũng có trường hợp do men răng bên ngoài bị mòn, ngà răng bị lộ, khi có kích thích bên ngoài sẽ tác động lên dây thần kinh cảm giác bên trong và gây nên cảm giác ê buốt.
6 Sử dụng thực phẩm có tính acid
Acid trong các loại thức uống như soda, nước ngọt… là thủ phạm chính làm mòn men răng. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng sẽ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, làm xói mòn men răng, tăng sự nhạy cảm ở răng.
Khi men răng bị mòn, các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt khi ăn uống sẽ làm chuyển động dịch ngà trong dây thần kinh và gây ra chứng ê buốt.
7 Sau khi điều trị bệnh lí nha khoa
7.1 Sau trám răng
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến ê buốt răng sau trám xuất phát từ vật liệu trám. Khi áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám làm di chuyển ngà, chất trám trong quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn cũng bị tác động khiến trám răng xong bị nhức.
Ngoài ra có thể là do kỹ thuật không được đảm bảo hay tay nghề bác sĩ không cao.
7.2 Sau khi tẩy trắng
Tẩy trắng răng sẽ mang lại hàm răng sáng bóng. Tuy nhiên, với những phương pháp và thao tác không đúng kỹ thuật thì rất dễ dẫn tới trường hợp răng trở nên nhạy cảm sau khi tẩy trắng.
Hàm răng bị nhạy cảm sau khi tẩy trắng là tình trạng gặp phải đối với những trường hợp làm trắng răng không đúng quy trình hay nồng độ vượt quá mức cho phép, làm tụt nướu do mô nướu bị kích thích bởi thuốc tẩy và răng mất lớp bảo vệ bề mặt.
7.3 Sau khi bọc răng sứ
Răng bọc sứ bị ê do kỹ thuật phục hình của bác sỹ không tốt
– Mài cùi răng: Đối với bọc răng sứ, thao tác bắt buộc là phải mài cùi răng, tỉ lệ mài răng cho phép cao nhất là không quá 2mm, nếu bác sỹ không tuân thủ tỉ lệ này mà mài quá nhiều, xâm lấn đến ngà răng thì việc răng bị ê buốt là điều chắc chắn.
– Lắp răng sứ: Thao tác lắp răng sứ cũng có thể khiến ê buốt khi thao tác của bác sỹ quá mạnh, tác động đến nướu hoặc các răng bên cạnh cũng làm bệnh nhân bị đau, ê buốt.
Đối với trường hợp này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà như sau:
- Dùng kem đánh răng chuyên cho răng nhạy cảm.
- Thay đổi cách chải răng: không chải răng quá mạnh hay quá nhanh dễ khiến men răng bị bào mòn và làm lộ ngà răng
- Súc miệng bằng nước muối sau ăn để làm sạch mảng bám, vi khuẩn gây bệnh lí răng miệng
- Hạn chế thức phẩm có màu, những thực phẩm có tính acid, vì những thực phẩm này thường tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Khám răng định kì 3 – 6 tháng/ lần để xử lí những vấn đề liên quan đến răng miệng
Nếu triệu chứng của bạn kéo dài, nên cân nhắc đi thăm khám nha khoa sớm để tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân răng bị ê buốt và điều trị chúng như thế nào là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Hi vọng, nội dung chia sẻ trên đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn luôn có nụ cười trắng sáng và rạng rỡ!