Nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc – Sự kết hợp tinh túy của truyền thống và sáng tạo

Nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc
Rate this post

Nói đến Trung Quốc – một đất nước với nền văn hóa đặc trưng thì ta không thể không nhắc đến một loại hình nghệ thuật hết sức đặc biệt: nghệ thuật cắt giấy Trung Hoa. Hình ảnh chữ Hỉ, chữ Phúc màu đỏ được dán trên tường, trên cánh cửa từ lâu đã là một nét đẹp trong văn hóa người Trung Quốc. Vậy nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc có từ khi nào và phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng như thế nào tới đời sống và tư tưởng của người dân Trung Quốc?

1. Lịch sử phát triển

Nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc là một nghệ thuật đặc biệt, sử dụng dao hoặc kéo để khắc hoa văn hình ảnh trên giấy. Được sử dụng để trang trí nhà cửa, đồ trang trí hoặc trong các dịp lễ tết, thọ, hỉ, nghệ thuật cắt giấy có lịch sử lâu đời và phát triển từ thời Tây Hán. Ban đầu, nghệ thuật cắt giấy bắt đầu từ việc cắt hoa trên da động vật hoặc mảnh đồng, phục vụ các nghi lễ cúng biếu với ước mong bất tử. Từ đây, phong tục cắt giấy theo các mẫu thiết kế được hình thành.

Thời nhà Đường, nghệ thuật cắt giấy đã được nhà thơ Đỗ Phủ nhắc đến trong thơ:

“Nước nóng cho rửa ráy
Tiểu chỉ để chiêu hồn”

Theo tục lệ địa phương thời đó, nếu viết chữ lên giấy và dán lên tường có thể trừ tà cho các vị khách. Vì vậy, ngày nay việc dùng giấy để trang trí cờ hiệu cũng khá phổ biến. Thậm chí, còn tại ba ngôi mộ ở Thổ Lỗ Phồn – khu tự trị Tân Cương cũng tìm thấy dấu vết về nghệ thuật cắt giấy như hình mẫu “ngôi nhà và bó hoa”. Tranh giấy cũng được trang trí trên các đồ trang sức, nón và trống đồng vào thế kỉ VI và thế kỉ IX. Từ thế kỉ XIII, con người đã sử dụng các mẫu vẽ để trang trí trên các đồ gốm. Nghệ thuật cắt giấy được sử dụng rộng rãi để trang trí dèn lồng và quạt xếp từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XVII.

2. Mục đích sử dụng

Ban đầu, nghệ thuật cắt giấy đa số được sử dụng phục vụ các hoạt động tín ngưỡng như đuổi tà ma và thờ cúng. Trong các dịp lễ tết, thờ cúng tổ tiên, chúc thọ và đám cưới, các hình vẽ giấy cắt như phượng, rồng, chữ song hỉ, uyên ương… sẽ mang lại may mắn và bình an. Tuy nhiên, sau khi nghệ thuật giấy đã phát triển mạnh, giấy cắt được sử dụng như vật trang trí mang tính độc đáo.

Hình giấy cắt trong nghệ thuật cắt giấy được tìm thấy trên trống đồng, tường nhà và được dùng làm hình mẫu khi thuê các mẫu hình trên trang phục. Nghệ thuật cắt giấy rất được coi trọng và người nghệ nhân tạo ra các hình mẫu kiểu dáng khác nhau bằng cách dùng kéo uyển chuyển.

3. Các kiểu cắt giấy

Trước khi tìm hiểu về nghệ thuật cắt giấy, chúng ta nên tìm hiểu về vật dụng sử dụng để cắt giấy. Muốn cắt được giấy, đầu tiên phải dùng kéo hoặc dao nhỏ sắc. Người nghệ nhân sẽ dùng đôi bàn tay khéo léo để cắt trên nền giấy đỏ, tạo ra những hình cắt sinh động, tinh sảo và tỉ mỉ từng centimet. Các nét cắt phải đẹp và chi tiết để tăng tính nghệ thuật của tác phẩm.

Có hai kiểu cắt giấy chính. Loại thứ nhất là nhiều lớp giấy lên nhau. Sau đó, sẽ được tạo nhiều sản phẩm giống nhau và người nghệ nhân chỉ cần chỉnh sửa cho đẹp mắt. Khi dùng kéo, có thể uyển chuyển chỉnh sửa các nét không cần thiết.

Loại cắt thứ hai là dùng dao. Khi dùng dao, người nghệ nhân phải để giấy ra mặt phẳng sau đó dùng dao tỉ mỉ cắt những đường nét mềm mại. Ưu điểm của dùng dao là có thể cắt được những đường nét thẳng mà kéo khó cắt được. Để có một tác phẩm tinh sảo, người nghệ nhân phải tỉ mỉ chọn dao kéo sắc bén và loại giấy đẹp và dễ cắt.

Nghệ nhân thực hiện cắt giấy đa phần là nghệ nhân nữ. Họ thường hướng đến các đề tài bình dị về cuộc sống ngày thường. Điều đó cũng góp phần đưa nghệ thuật cắt giấy gần gũi với cuộc sống hơn.

4. Đề tài thường được dùng

Đề tài trong việc cắt giấy rất phong phú đa dạng.

4.1. Các câu chúc, câu đối

Người dân luôn mong cuộc sống bình dị, vạn sự như ý, vì vậy họ hay cắt những câu chúc như “An khang thịnh vượng” hay “Mọi điều tốt lành” và lồng vào đó là những hình cắt về những vật xung quanh như hàng cây, cánh đồng… những vật bình dị xung quanh cuộc sống.

4.2. Hình ảnh các nhân vật lịch sử

Nhằm tái hiện lại các câu chuyện lịch sử một cách sinh động, người nghệ nhân cắt các nhân vật lịch sử và diễn tả lại một câu chuyện lịch sử nào đó. Các hình mẫu được cắt thường là những vị tướng nổi tiếng như Quan Công, Trương Phi, các vị anh hùng Thủy Hử… Người nghệ nhân sẽ cố gắng khắc họa đúng chân dung và đức tính của các vị tướng.

Ngoài ra, nhân vật trong Tây Du Ký cũng được ưa chuộng. Đặc biệt, chân dung Tôn Ngộ Không cầm gậy Như ý rất được các em nhỏ yêu thích.

4.3. Đề tài về cuộc sống ngày thường

Hình cắt về hoa quả, con thú, 12 con giáp cũng là đề tài không thể thiếu trong nghệ thuật cắt giấy. Hình ảnh cá chép, rồng, phượng thường được dùng để trang trí ở bàn thờ, cung điện thời xưa. Hình ảnh hoa quả như hoa mai, hoa đào, hoa mẫu đơn, chim… là, sếu…

Tóm lại, nghệ thuật cắt giấy đã trở thành một đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Dù sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm cho nghệ thuật cắt giấy không còn được phổ biến như trước, nhưng trong nét văn hóa Trung Quốc, cắt giấy là một nét nghệ thuật độc đáo không thể thiếu.

Trong các đám cưới vẫn có hình ảnh chữ Hỉ được dán trên tường. Khi đi dạo trên các con phố Trung Quốc, vẫn thấy các hàng quán bán đồ lưu niệm là hình giấy cắt các con vật, các loại hoa. Nghệ thuật cắt giấy đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của người dân Trung Quốc.

Nếu bạn yêu thích văn hóa Trung Quốc, hãy thường xuyên theo dõi website của Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt để tìm hiểu thêm về nhiều chủ đề khác nhau nhé!

Xem thêm:

Chữ song hỉ

Trong các đám cưới vẫn có hình ảnh chữ Hỉ được dán trên tường. Khi đi dạo trên các con phố Trung Quốc, vẫn thấy các hàng quán bán đồ lưu niệm là hình giấy cắt các con vật, các loại hoa. Nghệ thuật cắt giấy đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của người dân Trung Quốc.