Mỗi năm đến ngày 19/8 chúng ta thường được nghe nhắc đến ngày này như một ngày trọng đại của đất nước, dân tộc. Vậy ngày 19/8 là ngày gì, có sự kiện gì đặc biệt diễn ra vào ngày 19-8? Cùng Giải Đáp Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày 19-8 nhé.
Ngày 19/8 là ngày gì?
Ngày 19/8 ở nước ta không chỉ là một ngày kỷ niệm mà có tới 2 sự kiện, chính vì vậy có thể xem đây là ngày khá đặc biệt trong năm. Vậy ngày 19/8 tại Việt Nam là những ngày gì?
1 – Ngày 19/8 là ngày cách mạng tháng 8 thành công
Vào ngày 19/8/1945 là cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Cách mạng tháng 8 nổ ra, toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát Lớn mít tinh, biểu tình và cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội.
Cách mạng tháng Tám thành công ngày 19/8/1945 đã chính thức đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm tại Việt Nam và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2 – Ngày 19/8 là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam
Vào ngày 12/12/2005, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định: “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Đây là ngày tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng công an nhân dân luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến. Họ vừa là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Năm 2021, ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (tức ngày 19/8 dương lịch) sẽ rơi vào thứ Năm (ngày 12/07 âm lịch).
Những lời chúc ngày Công an Nhân dân Việt Nam, thơ chúc mừng ngày 19-8 hay và ý nghĩa nhất
3 – Ngày 19/8 là Ngày Nhân đạo Thế giới
Ngày 19/8 là Ngày Nhân đạo Thế giới World Humanitarian Day – viết tắt là WHD. Đây là ngày lễ quốc tế dành riêng cho các nhân viên nhân đạo và những người đã mất cuộc sống của họ khi làm việc cho nhân đạo. Nó được công nhận tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2008 trong Nghị quyết A/63/L.49 do Thụy Điển đưa ra.