Bộ ly hợp xe máy có nhiệm vụ gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bộ ly hợp xe máy có nhiệm vụ gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Rate this post

Bộ ly hợp xe máy có nhiệm vụ gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Đây là những câu hỏi khá phổ biến, nhất là đối với những bạn đang sử dụng xe tay côn. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin thú vị trong bài viết ngày hôm nay.

1. Bộ ly hợp xe máy là gì?

Bộ ly hợp xe máy là phần trung gian nằm giữa phần động cơ và hộp số của xe. Nhiệm vụ của bộ phận này là nối, cắt truyền động từ máy đến bánh xe. Khi xe máy khởi động hoặc sang số thì bộ phận này cũng có nhiệm vụ tách động cơ máy ra khỏi hệ thống truyền lực.

Bộ ly hợp xe máy là gì?

Bộ ly hợp xe máy là gì?

Ly hợp xe máy đa phần thuộc loại ly ma sát với các đĩa ly hợp bị động và chủ động, các đĩa ly hợp đều được ngâm trong dầu.

Khi gặp tình trạng xe hao xăng hơn bình thường, xe chạy yếu đi, khó tăng tốc trong thời gian ngắn thì đã đến lúc bạn cần kiểm tra lại bộ ly hợp của xe. Có thể bộ ly hợp của xe đã bị mòn, bạn nên mang xe đến tiệm bảo dưỡng gần nhất để sửa chữa kịp thời.

2. Cấu tạo của bộ ly hợp xe máy như thế nào?

Cấu tạo của bộ ly hợp xe máy gồm 2 phần chính là phần tiếp động và phần tải, nó là trung gian điều khiển lực truyền động từ máy sang bánh xe theo cơ cấu lực ma sát. Lực này được tạo ra nhờ búa ba càng kết hợp với chuông nồi ở ly hợp tiếp động hoặc từ lá thép ép lá phíp.

Cấu tạo của bộ ly hợp

Cấu tạo của bộ ly hợp

Khi ly hợp nhả hay cắt (trong trạng thái ly) thì lực sẽ không truyền đến được bánh sau. Khi vào số thì bộ ly hợp sẽ tăng lực ma sát (ở trạng thái hợp) và thực hiện truyền công suất tới bánh xe.

Cấu tạo của bộ ly hợp xe máy khá phức tạp và khi xảy ra hỏng hóc sẽ rất khó để sửa chữa tại nhà, bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng gần nhất để kiểm tra.

3. Vai trò và nhiệm vụ của bộ ly hợp xe máy

Bộ ly hợp đối với xe tay côn có một vai trò vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận trung gian không thể thiếu giữa hộp số và động cơ. Phần linh kiện này có vai trò cắt hoặc nối truyền động lực từ độc cơ sang bánh xe, tách động cơ ra hệ thống truyền lực khi xe sang số hoặc khởi động máy.

Ly hợp xe máy tay côn thường dựa theo nguyên lý ma sát, có các đĩa chủ động và đĩa bị động được ngâm trong dầu.

4. Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp xe máy

Bộ ly hợp hoạt động dựa vào nguyên lý lực ly tâm, nghĩa là tốc quay của động cơ càng cao sẽ tạo ra lực ép lên tấm ma sát càng lớn, giúp xe chạy bốc hơn và khoẻ hơn. Nhưng sau thời gian dài sử dụng, bộ ly hợp cũng sẽ bị giảm đi hiệu suất hoạt động.

5. Một số dấu hiệu báo hiệu bộ ly hợp của xe đang gặp vấn đề

Thông thường, sau mỗi 50.000km bộ ly hợp của xe sẽ có những dấu hiệu của sự xuống cấp có thể kể đến như:

  • Xe chạy tốn xăng hơn bình thường. Mức tiêu hao nhiên liệu có thể tăng đến 40%
  • Xe khó đề và nổ máy
  • Xe bị ra khói đen
  • Xe chạy yếu hơn đặc biệt là giảm khả năng chở hàng nặng
  • Xe khó vào số, bị dắt số
  • Khi tăng hoặc giảm số, xe bị giật mạng và cần vòng tua lớn hơn khi chuyển bánh
  • Động cơ có tiếng kêu do bánh răng bị va đập hoặc rơi gãy.

6. Kết luận

Qua bài viết ngày hôm nay, chắc hẳn các bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về bộ ly hợp của xe máy. Đừng quên rằng Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt cung cấp những sản phẩm về bộ ly hợp hết sức đa dạng, và luôn được khách hàng đánh giá cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay muốn liên hệ mua hàng hãy liên hệ với chúng tôi trực tiếp qua hotline: 0902 079 288 – 0949 328 588.