NHẬP MÔN CHẮN HỌC
Đánh chắn là một trò chơi giải trí dân gian có từ rất lâu đời. Trò chơi này mang tính thể thao trí tuệ cao với tính khoa học và văn hóa.
Bạn đang xem: Hướng dẫn & trợ giúp – Chắn Lèo Tôm – KHÔNG ĐỔI THƯỞNG – @ Chắn Lèo Tôm – KHÔNG ĐỔI THƯỞNG – Chan leo tom – Choi la me
1. Bộ bài chơi chắn
Xem thêm : Loài mực không chỉ bơi dưới biển mà còn có thể bay trên không trung
Bộ bài chắn gồm 100 lá bài, chia thành số và chất từ 120 lá của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 lá là Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Thang Thang – còn gọi là 20 quân “Yêu”). Trong 100 lá còn lại có 4 lá bài đặc biệt được gọi là Chi Chi (màu đỏ), số còn lại 96 lá bài đều có một nguyên tắc để nhận mặt rất dễ dàng. Mỗi lá bài đều có hai phần là phần chữ (ở hai đầu lá bài) và phần hình (hình vẽ ở giữa lá bài).
2. Cách chơi
Chơi chắn giống đánh phỏm. Tối đa 4 người chơi, mỗi người được chia 19 lá.
- Mỗi người đến lượt mình có thể bốc 1 lá từ nọc, rồi có thể ăn lá đó và đánh 1 lá khác. Cũng có thể ăn lá người cửa trước vừa đánh.
- Mục đích là để tròn bài rồi ù. Tròn bài tức là bài gồm toàn các “bộ”. Giống trong chơi phỏm, khi bài toàn các “phỏm”, không lẻ lá nào thì là ù.
- “Bộ” trong trò chơi chắn là chắn, hoặc cạ. Trong đó:
- Chắn là 2 lá giống hệt nhau.
- Cạ là 2 lá cùng số, khác chất.
CÁCH CHƠI
1. Khái niệm cơ bản
- Ba đầu: gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau.
- Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ:
- Ù rộng: Khi chơi bài mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa. Khi ăn chẵn hoặc cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu. Đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù. Khi rút nọc con ở lọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng.
- Ù bạch thủ: Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù, khi rút lọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn. Như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở lọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ.
2. Chơi chắn
- Bốc cái: Sau khi chia mỗi người 19 lá, 1 người sẽ bốc 1 lá từ nọc, lật vào 1 phần bài (gọi là bài cái, có 20 lá). Từ lá cái ấy sẽ xác định được ai là người được phần bài cái. Người có cái sẽ đánh đầu tiên trong ván.
- Ăn: Người tiếp theo nếu muốn ăn thì lấy lá ấy về chỗ mình (ví dụ ăn lá cửu vạn) và lấy 1 lá nữa trên bài mình (lá cửu vạn nếu là ăn chắn, hoặc lá cửu văn/sách nếu là ăn cạ) đặt lên trên lá vừa ăn được (ăn vào bộ nào thì phải cho cả làng biết, không “chuyển phỏm” được như trong trò chơi phỏm).
- Đánh: Sau khi ăn thì phải đánh đi 1 lá khác vào ngay bên phải của mình (tức vào cửa mình).
- Bốc nọc: Nếu không ăn thì phải bốc 1 lá từ nọc. Sau khi bốc thì lại có thể ăn lá vừa bốc.
- Dưới: Sau khi bốc, nếu không ăn thì “Dưới”, tức là nhường quyền ăn cho người cửa sau.
- Chớp: Là cách ăn đặc biệt. Mình có 3 lá bài giống hệt nhau, lấy ra để ăn 1 lá cũng giống như vậy.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Khám Phá