Giới thiệu về các loài cây trong họ Chiếc

xanhsachdep.com
Rate this post

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số chủng loại cây xanh trong họ Chiếc, hay còn được gọi là họ Lộc vừng. Có rất nhiều loài cây trong họ Chiếc có những đặc tính và hình thái giống nhau, khiến chúng ta khó có thể phân biệt được. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác từng chủng loại, chúng ta có thể dựa vào hoa và quả của chúng.

Barringtonia acutanggula (L.) Gaertn. : Chiếc, Lộc vừng trắng

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ to, cao 15m hay hơn. Lá mỏng, thuôn, hình bầu dục ngược hay hình ngọn giáo, thon hẹp rồi thót lại gần như hình tim trên cuống, đầu có mũi nhọn, dài 10 – 30cm, rộng 5 – 10cm, mép có răng thấp; gân bên 9 – 12 đôi; cuống dài 3 – 7cm. Chùm hoa ở ngọn, thõng, dài 50 – 60cm. Lá bắc 1 – 2cm, mau rụng. Hoa có nụ to 10 – 15mm; đài có 3 – 4 thùy; cánh hoa 4, dài 2cm, màu vàng nhạt; nhị nhiều; bầu hạ, 4 ô, chứa nhiều noãn. Quả lớn bằng quả trứng gà, bao trong đài hoa, tròn hay có 4 góc thon hẹp; hạt đơn độc, hình bầu dục thuôn.

Sinh học, sinh thái: Cây mọc dọc theo các bờ rạch, bờ sông và gần bờ biển hay vùng nước lợ, nhiễm phèn. Cây ưa nước, ưa ánh sáng, tái sinh hạt kém. Ra hoa vào tháng 1 – 2 hằng năm, hoa nở về ban đêm từ 9 đến 4 giờ sáng.

Phân bố: Loài của các nước Đông Nam Á, từ Ấn Độ đến Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippin. Ở Việt Nam có gặp từ Hòa Bình vào đến Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Long An, Bạc Liêu …

Barringtonia acutanggula subsp. spicata (Bl.) Payens : Lộc vừng đỏ, Chiếc khế

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Lộc vừng đỏ :
“Lộc vừng tươi rủ màn hoa
Tưởng như màn lệ có pha máu hồng
Một thiên tình sử não nùng!
Một loài hoa đẹp hiến dâng cho đời.”

Đặc điểm nhận dạng: Cây thường xanh, cao 5 – 15m, đường kính 40 – 80cm. Vỏ ngoài màu nâu xám hay nâu hồng, thô, nứt dọc khá sâu, thịt vỏ màu hồng nhạt, nhiều sợi dai, cành non mảnh, màu đỏ nhạt. Lá hình trái xoan hay mác ngược, dài 8 – 12cm, rộng 4 – 5cm, đỉnh tù hay nhọn, gốc thót dài, mép lá có răng nhỏ, mau. Gân bên 8 – 9 đôi. Cuống có cánh do men xuống. Lá khi non màu đỏ hồng. Cụm hoa chùm dài 30 – 50cm, mang nhiều hoa. Hoa lưỡng tính. Cánh đài hình ống, ngoài có lông nhẹ, cánh tràng 4, màu trắng hình trứng ngược. Nhị nhiều, bao phấn hình vuông. Bầu 2 ô, noãn treo ở đỉnh. Quả hình bầu dục, dài 30mm, rộng 20mm, có 4 cạnh gần như cánh. Hạt 1.

Sinh học, sinh thái: Cây thuộc loài cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven các ao đầm, hồ nước nhọt hay nước lợ. Phát tán quả nhờ dòng nước, tái sinh hạt kém nhưng tái sinh chồi mạnh. Hoa tháng 6 – 7, hoa nở về đêm vào khoảng 8 đến 4 giờ sáng.

Phân bố: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…Việt Nam: cây mọc ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc. Ở các tỉnh phía Nam gặp ở Phú Yên, Khánh Hòa đến Kiên Giang, Côn Đảo….

Barringtonia conoidea Griff. : Chiếc chùy

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ. Lá hình trái xoan, mép có răng cưa, dài 15-20cm và rồng 8-10cm, đầu nhọn. Hoa tự chùm ngắn màu tím. Quả có 8 cạnh, 1 hạt.

Sinh học, sinh thái: Cây thuộc loài cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven kênh gạch, nơi ẩm, các ao đầm, hồ nước nhọt hay nước lợ. Phát tán quả nhờ dòng nước, tái sinh hạt kém nhưng tái sinh chồi mạnh.

Phân bố: Các nước Đông Nam Á, Việt Nam thường gặp ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc.

Barringtonia macrostachya (Jack) Kurz. : Chiếc chùm to, Tam lang

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ trung bình, cao 7 – 10 m, cành già màu nâu đen. Lá dạng trái xoan thuôn, thon hẹp ở gốc, tù hay có mũi ở đầu, dài 8 – 15 cm, rộng 4 – 5 cm, màu xanh lục nhạt, cứng, không lông, mép có răng, gân bên 10 – 17 đôi, cuống lá dài 5 – 17 cm. Lá mọc tập trung ở đầu cành. Hoa nhiều, mọc thành chùm dạng bông ở ngọn, dài đến 40 cm, nụ lớn 15 mm, hoa có cuống ngắn, cánh hoa 4, đỏ, gần như rời nhau. Quả thuôn hay bầu dục, dài 3 cm, dày 2 cm, nhọn 2 đầu, có 4 cạnh gần như cánh. Hạt đơn độc.

Sinh học, sinh thái: Cây mọc rải rác trong các rừng thường xanh ở độ cao 100 – 400m. Thường mọc trong các rừng ở thung lũng có độ ẩm cao. Lúc non, loài cây chịu bóng, khi già vươn lên tầng cao của rừng. Tốc độ sinh trưởng trung bình. Mỗi năm cao khoảng 0,5m và tăng trưởng đường kính 0,6cm. Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả tháng 4 – 6, hoa nở về đêm từ 7 đến 4 giờ sáng. Hoa rất thơm.

Phân bố: Thế giới: Campuchia, Thái Lan… Việt Nam: cây mọc ở vùng rừng thường xanh nhiệt đới ẩm và ở độ cao từ 50 – 400m ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu….

Barringtonia asiatica (L.) Kurz. : Chiếc bàng, Bàng vuông, Bàng bí

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Chiếc bàng:
“Hỡi em Bàng chiếc, Bàng vuông
Cuộc đời sóng gió trùng dương mịt mù
Bạn cùng lính đảo Trường Sa
Làm nên muôn vạn bài ca sáng ngời!”

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ đến trung bình, rụng lá trong mùa đông, cao 10 – 15 m, đường kính 30 – 80 cm. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, phiến lá hình trứng ngược, cỡ 15 – 30 x 10 – 18 cm, gốc lá men theo cuống; mép nguyên; gân bên 10 – 13 đôi; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa chùm ở đầu cành, dài 10 – 20 cm. Hoa lưỡng tính, cuống dài 3,5 – 4 cm. Lá đài 2, to gần bằng nhau, màu xanh lục, dài 3,3 – 3,5 cm, rộng 3,8 – 4 cm. Cánh hoa 4, không đều nhau, hình lòng thuyền, màu trắng; cánh lớn nhất cỡ 6 – 7 x 2,5 – 3 cm; cánh nhỏ nhất 4,7 – 5 x 2,6 – 3 cm. Nhị rất nhiều (khoảng 250 – 350); chỉ nhị mảnh, dài 8 – 10 cm; bao phấn đính gốc, màu vàng. Thời gian hoa nở rất ngắn, vào lúc nửa đêm, sáng hôm sau cả khối nhị và cánh hoa rụng. Bầu hạ, 4 ô, có 4 gờ góc; vòi dài 10 – 13 cm. Quả khô, hình chiếc đèn lồng 4 cạnh (ít khi 5 cạnh), mang vòi và đài tồn tại; đ­ường kính 7 – 10 cm, vỏ quả nhẵn, chứa 1 hạt.

Sinh học, sinh thái: Cây thường xanh quanh năm, mọc ở ven đảo nơi có nhiều đất thịt pha cát hay đất thịt. Mọc rải rác dọc bờ biển và ven các đảo. Mùa hoa quả tháng 2 – 7.

Phân bố: Trong nước: Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hoà (quần đảo Trường Sa), Bình Định (Cù lao xanh), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Hòn Thơm, Thổ Chu), Cà Mau (Hòn Khoai) và các tỉnh ven biển phía Nam. Thế giới: Ấn Độ, Đài Loan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia.

Careya sphaerica Roxb.: cây Vừng

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Cây vừng:
“Hoa em người đặt tên Vừng
Sắc hoa lộng lẫy sáng bừng trong đêm
Nhị nhiều tỏa rộng cánh mềm
Quả cầu, nạc, cứng. Gỗ em đóng đồ.”

xanhsachdep.com

Đặc điểm nhận dạng: Cây rụng lá cao 15 – 20m, đường kính 40 – 50cm. Vỏ ngoài màu xám hay nâu xám, nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật, thịt vỏ màu hồng nhạt, nhiều xơ có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu dục, đầu tù hay nhọn ngắn, thót dần về phía cuống, mép lá có răng khía tai bèo, dài 10 – 30cm, rộng 6 – 15cm, nhẵn, gân bên 15 – 18 đôi, cuống lá dài 3cm, khỏe, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm. Cụm hoa bông dài 6 – 10cm. Cánh đài có ống hình trụ phủ lông tơ nhạt, thùy 4, ít khi 5, hình nửa bầu dục. Cánh tràng 4 hay 5, hình trứng ngược, thót dần tới gốc. Nhị nhiều, dính hoàn toàn thành bó. Bầu 4 ô, nhiều noãn, vòi dạng chỉ. Quả hình cầu, đường kính 4 – 6cm, nạc cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.

Sinh thái: Cây thuộc loài cây ưa sáng, chịu được hạn và úng. Cây có khả năng chịu lửa, sức nảy chồi khỏe, tái sinh hạt và chồi đều tốt. Hoa tháng 3, quả tháng 5 – 6 hàng năm.

Phân bố: Thế giới: Campuchia, Lào, Thái Lan….Việt Nam: cây mọc trong rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh…

Gustavia augusta L.: Chiếc sen, Heaven Lotus

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Chiếc sen:
“Hoa em trông tựa hoa Sen
Tít trên cao…gọi là Sen Thiên đường
Xinh tươi tám cánh đỏ hường
Bạn cùng mây gió tỏa hương dâng đời.”

Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, nhiều nhánh, thường xanh. Lá không cuống, phiến có xu hướng bị thu hẹp, hình bầu dục rộng đến hình ngọn giáo. Hoa chùm, mỗi chùm thường có 4-10 hoa và mỗi hoa có 8 cánh hoa, hình elip, mùi thơm như hoa Mộc lan, quả màu nâu với bột màu vàng cam.

Phân bố: Có nguồn gốc từ vùng đồng bằng ven biển Ecuador và Colombia.

Barringtonia racemosa (L) BL. Ex D.S: Cây Tím lang

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Cây Tím lang :
“Lá dạng màng, thuôn hay xoan ngược
Hoa nhiều bông ở ngọn, thòng dài
Quả thon hẹp mang đài tồn tại
Chữa đường ruột, hen xuyễn, trị ho.”

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ to, cao 15m. Lá mỏng, thuôn, hình bầu dục ngược hay hình ngọn giáo, thon hẹp rồi thót lại gần như hình tim trên cuống, đầu có mũi nhọn, dài 10 – 30cm, rộng 5 – 10cm, mép có răng thấp; gân bên 9 – 12 đôi; cuống dài 3 – 7cm. Chùm hoa ở ngọn, thõng, dài 50 – 60cm. Lá bắc 1 – 2cm, mau rụng. Hoa có nụ to 10 – 15mm; đài có 3 – 4 thùy; cánh hoa 4, dài 2cm, màu vàng nhạt; nhị nhiều; bầu hạ, 4 ô, chứa nhiều noãn. Quả lớn bằng quả trứng gà, bao trong đài hoa, tròn hay có 4 góc thon hẹp; hạt đơn độc, hình bầu dục thuôn.

Sinh học, sinh thái: Cây mọc dọc theo các bờ rạch, bờ sông và gần bờ biển hay vùng nước lợ, nhiễm phèn. Cây ưa nước, ưa ánh sáng, tái sinh hạt kém. Ra hoa vào tháng 1 – 2 hằng năm, hoa nở về ban đêm từ 9 đến 4 giờ sáng.

Phân bố: Loài của các nước Đông Nam Á, từ Ấn Độ đến Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippin. Ở Việt Nam có gặp từ Hòa Bình vào đến Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Long An, Bạc Liêu …

Couroupita surinamensis Mart. ex Berg. : Cây Đầu lân, Sala, Cannon ball

Trích dẫn câu cao dao để dễ nhận biết Sala :
“Hoa em cũng gọi Sa la
Người chơi cây cảnh gọi là Đầu lân
Hoa đặc biệt mọc từ thân
Nhuốm mầu Phật đạo gửi thân chùa chiền.”

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn, thân thẳng, phân cành sớm, vỏ xốp mềm, tán rộng nhưng thưa. Lá thuôn hình bầu dục dài hay hình giáo, màu xanh nhạt bóng, cứng mép nguyên hay khía răng nhỏ, mọc chùm ở cành. Cụm hoa chùm mập, dài (có khi đến 1m) uốn cong ra, và tập trung ngay trên thân, cành già. Hoa lớn thơm đặc sắc. Cánh đài dày ở gốc, dạng bầu dục nhọn. Cánh tràng lõm, cong nở ra tròn đều, màu đỏ vàng, gốc màu đỏ tím hay vàng; nhị nhiều sát nhau kín cả họng hoa, màu vàng. Quả hình cầu lớn, đường kính 10 – 20cm, màu đỏ nhạt, nhiều hạt (ở Việt Nam, rất hiếm có quả).

Sinh học, sinh thái: Cây ưa sáng khi lớn, ưa ẩm và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất bạc màu trong điều kiện trồng làm cảnh ở Việt Nam. Tái sinh chồi kém, tái sinh hạt tốt.

Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các nước Nam châu Mỹ nhiệt đới (Guian).

Trên đây là một số loài cây phổ biến trong họ Chiếc mà chúng ta đã tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết các loài cây trong cùng họ. Hình ảnh tham khảo từ internet.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập vào Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt.