[Mẹo] Cách tập bỏ tã bỉm đêm cho bé, bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất?

[Mẹo] Cách tập bỏ tã bỉm đêm cho bé, bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất?
Rate this post

Việc ‘xi tiểu’ hay còn gọi là ‘xi tè’ không phải người làm cha làm mẹ nào cũng hiểu rõ chính xác, để áp dụng cho bé đúng lúc và đúng thời điểm, hiểu không đúng và không hiểu rõ sẽ gây cho bé rất nhiều điều không tốt tới cơ thể.

Khi nào nên xi tiểu và xi tè cho bé?

Các bạn có biết, theo các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta không cần xi tiểu (xi tè) cho con khi bé chưa được 2 tuổi, vì dưới 2 tuổi bàng quang của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong tầm dưới 2 tuổi, bàng quang khỏe mạnh của trẻ sẽ tự tích đầy nước tiểu và xả ra 1 cách tự nhiên là tốt nhất (việc tiểu, tè của bé tùy theo nhu cầu cơ thể của bé mà không được áp đặt).

Theo những nghiên cứu này cũng chỉ ra rõ: việc ‘xi tiểu’ hay ‘xi tè’ trước khi bé lên 2 tuổi khiến cho bàng quang của trẻ dễ bị rối loạn, gây bé tiểu nhiều hơn các bé tiểu tè tự nhiên cao gấp 3 lần (so với các bé 2 tuổi mới ‘xi tiểu’ hay ‘xi tè’). Vì việc không để cho bàng quang đầy sau đó được xả rỗng tự nhiên là nguyên nhân chính cho sự rối loạn này.

Theo thói quen của cha mẹ xưa thường khuyên con nên xi tiểu tè cho trẻ càng sớm càng tốt, có nhiều trẻ dưới 6 tháng đã bị ba mẹ ép tạo thói quen ‘xi tè’, nhưng thực ra hầu như khá hiếm bé dưới 6 tháng có thể hình thành được thói quen này.

Việc ép bé tiểu, tè sớm có nguy cơ gây bé bị táo bón, nhiễm khuẩn đường tiết liệu, nặng có thể dẫn tới nguy cơ bị suy thận với các bé có bàng quang yếu.

Vì thế theo lời khuyên của các y bác sĩ nhi: dưới 2 tuổi không nên tập thói quen ‘xi tiểu’ hay ‘xi tè’ cho bé, chỉ tập xi tiểu cho bé trên 2 tuổi (đọc tiếp bài để biết, khi nào bỏ được tã bỉm đêm cho bé)

Bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất vào ban ngày?

Hầu hết các bé khi đạt 2 tuổi mới cảm giác được bàng quang bị đầy, và tới gần 4 tuổi bé mới học và hiểu được cách đi tiểu theo nhu cầu của cơ thể.

Vào độ 2 tuổi bé mới cảm giác được bàng quang bị đầy, nên 2 tuổi thường là thời điểm vàng để tập ‘xi tiểu, tè’ cho bé vào ban ngày. Việc xi tiểu cho bé ban ngày chúng ta nên để ý hoạt động tự tiểu của bé hằng ngày tầm khoảng bao lâu 1 lần, để áp dụng xi cho bé. Trung bình và khoảng 2 tiếng đến 2,5 tiếng là thời gian tốt nhất để xi bé tiểu.

Theo các bác sĩ nhi: 1 ngày bé tiểu tầm 8 đến 10 lần là tốt nhất, nếu bé tè ít hơn, chúng ta nên bổ sung thêm nước cho bé uống, ngược lại bé tiểu quá nhiều thì nên tập cho bé 2 tiếng mới tiểu 1 lần.

Vào ban ngày, do 2 tuổi bé mới cảm giác được bàng quang bị đầy nên trên 2 tuổi chúng ta mới tập ‘xi tiểu’ hay ‘xi tè’ cho bé, 2 tuổi đến 3 tuổi cũng là thời gian khả năng chống đối của bé chưa hình thành rõ rệt, vì thế việc tập bỏ bỉm, ngồi bô, xi tiểu khá dễ dàng vào ban ngày cho các bé dưới 3 tuổi, khi bé trên 3 tuổi khả năng chống đối của bé hình thành hoàn thiện, việc tập ngồi bô, bỏ bỉm, xi tiểu tè sẽ khó khăn hơn rất nhiều vào ban ngày. Tóm lại = > bỏ tã ban ngày là tầm 2 tuổi trở lên.

Bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất vào ban đêm?

Bỏ tã đúng lúc đúng thời điểm giúp bé yêu khỏe mạnh hơn, hãy cùng LoveMama tìm hiểu khi nào bỏ được tã vào ban đêm đúng nhất theo những nghiêm cứu và lời khuyên từ các y bác sĩ nhi nhé.

Vào ban đêm, do 2 tuổi bé mới cảm giác bàng quang bị đầy, cảm giác này chỉ được bé cảm giác rõ khi đang thức, khi ngủ bé chưa thể cảm nhận được. Nên thời điểm thích hợp nhất để tập bỏ tã bỉm, tạo thói quen không tiểu đêm hoặc có nhu cầu tiểu đêm thì gọi bố mẹ là vào tầm 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi trở lên. Vì theo các nghiêm cứu tầm 3 tuổi rưỡi trở lên (có bé 4 tuổi) bé mới bắt đầu cảm nhận được bàng quang bị đầy, khi đang ngủ và cảm giác khó chịu sẽ làm bé muốn tiểu, việc tiểu của bé là khi bé đang thức và cảm giác được việc đang tiểu, và thời gian tập cho bé khi có nhu cầu sẽ tự gọi ba mẹ dẫn đi tiểu hoặc đi ra bô tự tiểu là thời gian này. Tóm lại => 3 tuổi rưỡi trở lên (tốt nhất là 4 tuổi).

Bé tiểu đêm đúng lúc đúng thời điểm
Bé tiểu đêm đúng lúc và khi nào thì đúng thời điểm

Cách tập bỏ tã bỉm đêm cho bé như thế nào?

Để bỏ tã bỉm đêm cho bé bạn phải xác định đúng thời gian và thời điểm cũng như cách thực hiện như sau:

Chọn thời điểm bỏ tã bỉm đêm tốt nhât

Theo thống kê, thời điểm vàng bỏ tã bỉm đêm tốt nhất cho trẻ, tập cho trẻ tự tiểu đêm khi có nhu cầu vào 3 tuổi rưỡi trở lên (tốt nhất là 4 tuổi).

Để xác định rõ, bạn làm bài test như sau: trước khi ngủ 2 tiếng, bạn không cho bé uống nước hoặc sữa, có thể mặc tã hoặc không cho bé, trước khi ngủ xi tè cho bé. Sau đó sáng hôm sau để ý xem đêm bé tiểu mấy lần trong đêm.

Nếu bé tiểu trung bình tầm 2 lần trong 1 đêm với bé trên 4 tuổi là thời điểm khá thích hợp để tập cho bé vì tầm tuổi này chức năng nhận biết, cảnh báo bàng quang đầy của bé đã hoạt động tốt khi ngủ.

Nếu bé tiểu quá nhiều, số lần tiểu > 3 hoặc 4 lần trở lên khi tập bỏ tã đêm bé sẽ phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, việc này sẽ làm giấc ngủ của bé bị xáo trộn, không tốt cho cơ thể của bé (với các bé 4 tuổi mà tiểu nhiều lần thì bạn nên tập cho bé nín tiểu vào ban ngày 2.5 tiếng mới nên tiểu 1 lần và tập cho bàng quang khỏe mạnh hơn), nên chúng ta kiểm tra trước bé tiểu trung bình 2 lần hoặc tối đa 3 lần thì tập cho bé từ từ là tốt nhất, với các bé 3.5 tuổi trở lên.

Lưu ý: không gọi bé dậy vào ban đêm để xi tè cho bé như 1 số website khác chỉ, cách này là phản khoa học, làm mất giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

Tập xi tiểu hay xi tè cho bé

Để xi tè, ngồi bô tè cho bé được vào ban đêm, bạn phải tập các thói quen này cho bé trước vào ban ngày. Và thói quen này các mẹ nên tập cho bé khi bé đạt 2 tuổi.

Trung bình tập thành công cho bé tầm: 1 tháng đến 6 tháng (bé 2 tuổi đến 3 tuổi) và tùy vào cơ địa của mỗi bé, độ tuổi bạn tập cho bé mà thời gian này ngắn hày dài, nên ba mẹ phải thật sự kiên nhẫn nhé.

Cách tập:

  • Tập cho bé tiểu tiện ở bô: mua bô có hình mà bé thích, để bé dễ dàng tè hơn, để bô ngoài cửa phòng hoặc nơi gần bé, không gây mùi hôi cho phòng của bé nhất.

    • Trước khi tập ngồi bô, bạn dùng từ ngữ hoặc diễn tả cho bé biết về ngồi bô khi cần tiểu tè, đi ị như: bô bô, ị ị,… để bé hiểu khi nào cần ngồi bô sơ qua trước vài ngày.
    • Bạn có thể giải thích cho bé khi anh, chị, hoặc bạn đang sử dụng bô khi cần đi tè cho bé biết cách quan sát học hỏi theo khi có nhu cầu.
    • Sau vài ngày hướng dẫn cơ bản cho bé, bạn bắt đầu tập cho bé ngồi bô sau khi thức dậy vào buổi sáng khi đã uống nước, rửa mặt, cho bé ngồi bô tầm vài phút hoặc khi nào bé thích thì tự đứng dậy đi ra.
    • Sau bữa ăn cho bé ngồi bô tương tự như vào buổi sáng, khi bé có dấu hiệu muốn đi ị thì cho bé ngồi bô để ị ngay.
    • Sau 1 tuần tập cho bé ngồi bô, bé đã quen với bô, để xi tè cho bé thì bạn để ý thời gian bé đi tè bao lâu 1 lần, thường là từ 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi cho bé ngồi bô xi tè 1 lần, với các bé tè sớm hơn 2 tiếng, thì bạn tập cho bé, chơi với bé cho bé quên cảm giác tè và sau 2 tiếng cho bé ngồi bô xi tè, với các bé 2.5 tiếng vẫn chưa tè thì bạn nên bổ sung thêm nước cho bé vì có thể bé đang bị thiếu nước.
    • Khen ngợi bé mỗi khi bé ị và tè được bằng bô và tập cho bé cách cởi quần mỗi khi cần đi tiểu tè, ị. (để tập giúp bé biết cách cởi quần: trước khi tắm, vào nhà tắm bạn chỉ bé dùng tay kéo quần 2 bên xuống, hầu như tất cả các bé đều có thói quen cởi quần trước khi tắm, nên việc tậm cởi quần trong nhà tắm rất dễ tập cho bé)
  • Tập cho bé tiểu ở nhà vệ sinh: nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát, và tạo cảm giác an toàn cho bé mỗi khi vào nhà vệ sinh tiểu.

  • Với 1 số bé khó xi tè, bạn có thể áp dụng cách sau: hầu như phần lớn các bé thường tè mỗi khi tắm, vì tiếng nước chảy kích thích tuyến nước tiểu khi bàng quang gần hoặc đầy. Chúng ta tập cho bé, mỗi khi tắm, vào bồn tắm là phải tè trước. Mở vòi nước chảy và nói bé nhìn vào vòi nước và chúng ta ‘xi tè’ cho bé. Sau đó, khi bé đã quen, chúng ta chỉ cần đưa bé tới nhà tắm là bé sẽ tự tè ngay. Và việc xi tè cho bé vào ban đêm cũng khá dễ dàng khi bé đã biết tự tè vào ban ngày.

  • Tập cho bé thói quen đi tiểu đúng giờ: trước khi đi ngủ trưa/tối hoặc trước khi tắm phải đi tè, ngủ dậy cũng phải đi tè, thời gian đầu bạn nên dẫn bé đi tè. Thời gian dài sẽ tạo cho bé thói quen tự giác hơn.

Ga chống thấm giúp bé dễ bỏ tã bỉm - uy tín
Ga chống thấm LoveMama giúp bé dễ bỏ tã bỉm đêm – uy tín

Bắt đầu bỏ bỉm đêm cho bé

Nếu các mẹ đang muốn mua ga chống thấm mà chưa biết mua loại nào, dòng nào và kiểu nào tốt nhất cho bé muốn cai tã bỉm đêm thì đọc bài sau nhé: Chọn mua ga chống thấm loại nào tốt nhất.

Xem tất cả các mẫu ga chống thấm tại LoveMama

Tác hại của nước tiểu nếu không được làm sạch trên ga nệm

Bọ rệp làm tổ luôn là lỗi lo của mỗi gia đình có trẻ nhỏ, nệm bị hư mốc cũng không thể tránh khỏi nếu không biết cách, hãy tham khảo qua cách giữ ga nệm luôn sạch của LoveMama nhé:

Bé tiểu đêm gây hư nệm, bọ rệp tích tụ làm tổ
Bé tiểu đêm gây hư nệm, bọ rệp tích tụ làm tổ

Theo ước tính khi sử dụng ga nệm từ 1 đến 2 năm khi bé tè và thấm xuống nệm.

  • Sau 1 năm sử dụng trung bình có tới 3 triệu vi khuẩn tích tụ trong nệm của bạn
  • Sau 2 năm sử dụng trung bình có tới 9 triệu vi khuẩn tích tụ trong nệm.
  • Con số này tăng gấp đôi hoặc gấp ba sau các năm tiếp theo.

Ngoài lượng vi khuẩn tích tụ chúng ta còn phải đối mặt với lượng lớn bọ rệp làm tổ phía dưới ga nệm, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mỗi khi nằm ban đêm. Nhiều trẻ có nàn da mẫn cảm rất dễ bị dị ứng, ngứa, bệnh ngoài da, tai mũi họng và các bệnh lây lan truyền nhiễm nguy hiểm cho bé. Nhiều loại rệp nhỏ tới mức mắt thường khó phát hiện được, chúng thường làm tổ ở các khe nệm cao su tự nhiên, cao su non, các rãnh chỉ may nệm lò xo,… khi phát hiện và nhìn thấy được thì bé bạn đã bị chúng tấn công từ rất lâu rồi.

Ngoài việc gây hại cho bé thì nước tiểu, bọ rệp, vi khuẩn còn làm giảm cực nhanh tuổi thọ của ga nệm nhanh gấp 100 hoặc 1000 lần so với các nệm không được bảo vệ kỹ càng.

Hướng giải quyết:

Để ngăn chặn việc tích tụ vi khuẩn, sinh sôi nẩy nở của bọ rệp, giữ nệm luôn sạch sẽ LoveMama đưa tới quý khách hàng sản phẩm bảo vệ ga nệm tuyệt đối là Ga chống thấm vải Cotton màng chống thấm TPU và phủ Nano.

Ga chống thấm giúp ngăn chặn nước tiểu, chất dơ thấm xuống nệm 100%.

Ga chống thấm làm từ vải cotton vô cùng thoáng mát, không gây hầm nóng bí hơi.

Màng chống thấm TPU làm từ nhựa nguyên sinh được sử dụng trong y khoa, nên vô cùng an toàn cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, màng TPU không mùi hôi, hắc,…

Lớp Nano gây ức chế màng thở của vi khuẩn, bọ rệp làm chúng không tích tụ và bám lên ga nệm được.

=> Sử dụng ga chống thấm bảo vệ nệm và bé yêu là giải pháp tuyệt vời nhất mà gia đình có bé cần bỏ tã bỉm nào cũng nên có.

Bỏ tã bỉm đem cho bé
Bỏ tã bỉm đem cho bé với ga chống thấm LoveMama

Lưu ý khi tập tiểu đêm cho bé

  • Nên chắc chắn rằng bé đã sẵn sàng mới tập đi tiểu đêm cho bé.
  • Nhà bạn đã có ga chống thấm để bảo vệ nệm khi bé lỡ quên không đi tiểu đêm chưa?
  • Phải thật nhẫn nại khi bé lỡ tiểu lên nệm, không la mắng trẻ, vì có nhiều trẻ quá trình tập tiểu đêm kéo dài từ 1 đến 2 năm.
  • Khi tập cho bé tới 5 tuổi rưỡi chưa được thì nên đi gặp bác sĩ để khám cho bé.

Trẻ tiểu đêm lên giường gây hư nệm
Trẻ tiểu đêm lên giường gây hư nệm nếu không có ga chống thấm

Tóm lại: Giúp bé tiểu đêm là việc cần thời gian khá dài và sự kiên nhẫn, các bậc làm cha làm mẹ hãy thật sự kiên nhẫn nhé, nhãy nhớ rằng trước kia chúng ta ai cũng là những đứa trẻ đã từng tè dầm, nên đừng la mắng bé. Hãy giúp bé vượt qua thời gian này thật tốt đẹp nhé.

1 khách hàng đã review chia sẻ, sau khi áp dụng cách của LoveMama, LoveMama thấy hay và chia sẻ lại sau đây cho các mẹ tham khảo.