Thời tiết và dịch bệnh – Hai mối nguy hại cho chăn nuôi cá lóc
Chăm sóc cá lóc nuôi thương phẩm không chỉ phụ thuộc vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn phải đối mặt với thời tiết và các dịch bệnh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của chăn nuôi. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp để khắc phục tốt những vấn đề này.
- Tất tần tật về đất nước Philippines – Những điều thú vị không thể bỏ qua
- Lời dịch bài hát Happy New Year: Hãy để triết lý sống đẹp của chúng ta mãi mãi trong lòng!
- Máy Làm Giá Đỗ 500kg – Tối Ưu Hóa Quá Trình và Chất Lượng
- Lấy Tiền Trên Bàn Thờ – Giải Đáp Chi Tiết
- Sơ lược về lịch sử trang phục Tây Phương (P.2): Từ thời Trung Cổ đến thời kỳ Baroque, Rococo
A. Bệnh do bi khuẩn
Bệnh ghẻ lở, đốm đỏ:
Bạn đang xem: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ LÓC NUÔI THƯƠNG PHẨM
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens gây ra.
- Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm, xuất hiện những vết loét màu đỏ trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang. Vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Vết loét ăn sâu vào đến xương, thịt thối rữa và cá bị chết.
- Cách điều trị: Xử lý nước bằng Iodine, Glutaraldehyde, BKC kết hợp cho ăn kháng sinh Cotrim, Amoxilin, Quinolon, Colistin, Gentamycine.
B. Bệnh xuất huyết
Nguyên nhân: Bệnh do các loại vi khuẩn như Aeromonas hydrophila, Streptococcus spp gây ra.
Triệu chứng: Cá bơi lội không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi, vây và một số chỗ trên thân bị hoại tử, mắt mờ đục, sưng phù và có thể bị mù, cơ thể bị tuột nhớt. Gan, thận và lách bị sưng to, hoại tử.
Điều trị: Xử lý nước bằng Iodine, Glutaraldehyde, BKC tạt 2 ngày liên tục. Cho ăn Cotrim, Amoxilin, Quinolon, Colistin, Gentamycine.
C. Bệnh gan thận mủ
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda gây ra.
Triệu chứng: Cá bị bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng, xuất hiện những vết thương trên lưng, sau đó phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, hoại tử vùng cơ. Vây bị tưa rách, cá bơi lội khó khăn. Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng.
Điều trị: Xử lý nước bằng Iodine, Glutaraldehyde. Cho cá ăn kháng sinh Doxy, Flofenicol, nhóm Quinolon, Rifamycin, kết hợp cho cá ăn giúp tăng cường chức năng của gan.
D. Bệnh ký sinh trùng
1. Bệnh sán lá
Nguyên nhân: Bệnh thường do sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus gây ra.
Triệu chứng: Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá. Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm, một số sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh.
Cách điều trị: Sử dụng CuSO4, BKC, Protectol. Trường hợp cá bị nặng, kết hợp ăn xổ nội ngoại ký sinh bằng các thuốc thuộc nhóm Fenbendazole hoặc Praziquatel, hoặc Albendazole.
2. Bệnh trùng bánh xe
Nguyên nhân: Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ dày và môi trường nuôi quá bẩn. Trùng bánh xe có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 – 96 mm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay.
Triệu chứng: Trùng bánh xe ký sinh trên da, mang, gốc vây. Khi mới bị bệnh, da cá tiết nhiều nhớt màu trắng đục. Da chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước. Khi cá bệnh nặng, một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lấy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể.
Cách điều trị: Sử dụng CuSO4, BKC, Protectol tạt 2 ngày liên tục. Giai đoạn cá giống rất dễ bị trùng bánh xe ký sinh gây hao hụt nhiều nên phải định kỳ xử lý phòng bệnh.
3. Bệnh giun sán ký sinh trong ruột
Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc, giun tròn, sán dây chui vào ruột, ống dẫn mật, túi mật.
Triệu chứng: Cá hay giật mình, ăn yếu, bơi lờ đờ, cá chậm lớn, gầy yếu. Giun sán ký sinh có thể gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết.
Điều trị: Sử dụng Fenbendazole hoặc Praziquatel, hoặc Albendazole cho ăn liên tục 2 – 3 ngày, sau 7 ngày cho ăn thuốc xổ thêm lần nữa. Nên định kỳ xổ giun sán cho cá (20 – 30 ngày/lần).
4. Bệnh nấm mang
Nguyên nhân: Bệnh do nấm thuộc giống Branchiomyces sp gây ra, bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh và theo các mạch máu ăn sâu vào bên trong làm loét mang, đứt rời các sợi mang gây khó khăn hô hấp và chết hàng loạt. Bệnh xảy ra nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, nhiều chất hữu cơ.
Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ, trắng mình, bị mất nhớt. Bệnh xảy ra nhiều ở giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lây lan toàn bộ số cá nuôi, gây chết hàng loạt.
Điều trị: Xử lý nước bằng Bronopol tạt 2 ngày liên tục, cho ăn bổ sung thêm Betaglucan, B12, Folic để tăng sức đề kháng cho cá.
5. Bệnh gù lưng
Cá bị gù lưng có 2 dạng: Gù do thức ăn và gù do các yếu tố khác (giống, dùng kháng sinh quá nhiều, tạt hoá chất quá liều…)
Hiện nay, bệnh gù trên cá lóc do thức ăn gây ra được xác định do 2 yếu tố Ca và P trong thức ăn ít hoặc không có, gây dị tật khung xương trong quá trình phát triển của cá, cá không hấp thu được hoặc hấp thu ít gây ra tình trạng gù.
Để hạn chế rủi ro xuất hiện bệnh gù lưng cũng như thiệt hại kinh tế, người nuôi cá lóc nên lựa chọn bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất đa – vi lượng cho cá bằng các sản phẩm thuốc. Việc bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất không đảm bảo chất lượng sẽ đem lại rủi ro cao trong việc xuất hiện bệnh. Do đó, Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt đã bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất đa – vi lượng, các nhóm premix-vitamin cần thiết để giảm tối đa thiệt hại do gù lưng gây ra. Vitamin, khoáng với hàm lượng rất nhỏ giúp tăng cường trao đổi chất, năng lượng giúp cá khỏe mạnh, không bị dị hình.
Bảng 2: Các bệnh của cá do thiếu Vitamin
Xem thêm : Xe chạy dầu đổ nhầm xăng gây hậu quả như thế nào
Note: The original article had images that have not been included in the Markdown format.
Nguồn: Giaidapviet.com
Danh mục: Khám Phá